Trong phiên giao dịch ngày 5/10/2023 giá ngô chicago giảm, giá đậu tương giảm do giá của cả hai loại cây trồng này chịu áp lực từ việc thu hoạch ở Mỹ tăng và nguồn cung toàn cầu dồi dào.
Trong khi đó, giá lúa mì kỳ hạn tăng, bù đắp mức giảm trong phiên trước do lo ngại về sản xuất ở Argentina.
Hợp đồng ngô trên Sàn Thương mại Chicago đã giảm 0,1% xuống 4,85-3/4 bushel và đậu tương giảm 0,1% xuống 12,71-1/2 bushel.
Giá lúa mì tăng 0,9% lên 5,64-3/4 bushel.
Một thương nhân có trụ sở tại Singapore cho biết, thời tiết ở Mỹ được dự báo sẽ thuận lợi cho việc thu hoạch ngô và đậu tương trong những tuần tới. Nguồn cung từ vụ thu hoạch ở Mỹ có thể sẽ gây áp lực lên giá.
Nguồn cung ngô và đậu tương mới thu hoạch của Mỹ đang gia nhập thị trường và gây áp lực lên giá cả.
Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết vụ thu hoạch ngô và đậu tương đều hoàn thành 23%, cao hơn một chút so với mức trung bình 5 năm tương ứng.
Công ty môi giới hàng hóa StoneX SNEX.O đã nâng ước tính sản lượng ngô năm 2023 của Mỹ lên 15,202 tỷ bushel, từ mức 15,102 tỷ bushel trong báo cáo hàng tháng trước đó vào ngày 6/9.
Công ty dự báo sản lượng đậu tương của Mỹ đạt 4,175 tỷ bushel, tăng so với 4,144 tỷ trước đó.
Sàn giao dịch ngũ cốc Rosario cho biết, khu vực trung tâm nông nghiệp của Argentina cần có thêm mưa để tránh mất năng suất lúa mì và kết thúc việc trồng ngô đầu vụ, sau khi các trận mưa rào vào tuần trước không thể giải quyết được các vùng đất nông nghiệp khô cằn.
Trong tháng 9, Nga đã xuất khẩu gần 7 triệu tấn ngũ cốc các loại, cao hơn 500.000 tấn so với con số kỷ lục của niên vụ nông nghiệp tháng 9 của các năm 2021, 2022. Đây là kỷ lục tháng 9 trong 6 năm qua.
Tuy nhiên, Nga đang phải chịu sự canh tranh gay gắt với các nước trong Liên minh châu Âu, Ukraine và thậm chí cả Argentina khi nước này dự kiến sẽ tăng gấp đôi lượng ngũ cốc xuất khẩu trong thời gian tới.
Ukraine đã xuất khẩu 11 triệu tấn lúa mì kể từ đầu vụ, ít hơn 7 triệu tấn so với một năm trước, nhưng đủ để lọt vào top 5 nhà xuất khẩu lớn nhất. Nga đã cung cấp 17 triệu tấn lúa mì từ tháng 7 đến tháng 9 và không tìm cách giảm giá để nhượng bộ các đối thủ canh tranh trong các cuộc đấu thầu quốc tế vào tháng 9.
Theo bà Truzinner, Giám đốc bộ phận phân tích của Liên minh ngũ cốc Nga, Ai Cập trở thành quốc gia dẫn đầu về mua lúa mì của Nga với hơn 780.000 tấn, tiếp theo là Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Indonexia, Pakistan và Angeri.
Lượng ngũ cốc xuất khẩu của Nga sang các nước Mỹ Latinh cũng tăng rõ rệt trong tháng 9, chủ yếu là sang Mexico, Braxin và Venezuela. Đặc biệt, Nga đã gia tăng đáng kể lượng lúa mì xuất khẩu sang Việt Nam với 71.000 tấn, tăng hơn 6 lần so với giai đoạn đại dịch Covid-19.
Nguồn:VINANET/VITIC/Reuters