menu search
Đóng menu
Đóng

Năm 2021: Dự kiến sản lượng ngô và lúa mì của Trung Quốc tăng, đậu tương giảm

10:27 10/05/2021

Sản lượng đậu tương năm 2021 của Trung Quốc giảm 6,1% so với cùng kỳ năm 2020. Sản lượng lúa mì tăng 1,6%, gạo tăng 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái
 
 
Một tổ chức tư vấn của chính phủ Trung Quốc cho biết, sản lượng ngô năm 2021 của Trung Quốc được dự báo sẽ tăng 4,3% so với năm trước lên 272 triệu tấn.
Trung tâm Thông tin Ngũ cốc & Dầu Quốc gia Trung Quốc (CNGOIC) cũng cho biết, diện tích trồng ngô năm 2021 dự kiến sẽ tăng 3,3% so với năm trước lên 42,63 triệu ha (tương đương 105,3 triệu mẫu Anh),
Các ước tính này được đưa ra sau khi giá ngô nội địa DCCcv1 của Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục trong bối cảnh nguồn cung ngũ cốc được thắt chặt
Trung Quốc đã cắt giảm diện tích trồng ngô trong những năm gần đây để giảm lượng dự trữ nhà nước và tăng sản lượng các loại cây trồng khác như đậu tương.
Vào đầu năm nay, họ cho biết diện tích trồng ngô sẽ tăng vào năm 2021 do trữ lượng ngô tạm thời bị suy giảm, trong khi bão làm ảnh hưởng đến sản lượng vào năm 2020.
Meng Jinhui, một nhà phân tích cấp cao của Shengda Futures cho biết, giá ngô đã tăng đáng kể, trong khi ngô là cây trồng cho năng suất cao. Tất nhiên nông dân sẽ tăng diện tích để tăng thu nhập.
Theo CNGOIC, sản lượng đậu tương năm 2021 của Trung Quốc dự kiến sẽ giảm 6,1% so với năm 2020 xuống 18,4 triệu tấn, trong khi diện tích hạt có dầu giảm 6,9% xuống 9,2 triệu ha.
Đảm bảo an ninh ngũ cốc cho 1,4 tỷ người ở Trung Quốc sẽ là một đóng góp to lớn cho thế giới Thủ tướng Lý Khắc Cường phát biểu trong cuộc họp. Ông kêu gọi phải có phương án bảo vệ tốt hơn đối với đất canh tác, cải thiện chất lượng gạo và lúa mì, và tăng tỷ lệ dầu trong đậu tương.
Theo CNGOIC, sản lượng lúa mì năm 2021 của Trung Quốc tăng 1,6% so với năm trước, đạt 136,4 triệu tấn, trong khi sản lượng gạo tăng 1,5% ở mức 215 triệu tấn, theo CNGOIC.
Trung Quốc dự kiến sẽ sản xuất 14,5 triệu tấn hạt cải dầu vào năm 2021, tăng 2,8% so với năm trước, cơ quan chính phủ cho biết.

Nguồn:VITIC/Reuters