Nếu dự báo này thành hiện thực, thì lượng ngô nhập khẩu của Trung Quốc sẽ giảm hơn một nửa (từ mức 23,4 triệu tấn trong năm 2023/2024) và đạt khối lượng thấp nhất kể từ năm 2019/2020. Nguyên nhân nhập khẩu ngô của Trung Quốc giảm mạnh là do các chính sách can thiệp của Chính phủ Trung Quốc nhằm hỗ trợ trong bối cảnh giá ngô trong nước giảm, tiêu thụ yếu.
Giá ngô tại Trung Quốc giảm do nhu cầu tiêu thụ tăng trưởng chậm, đặc biệt là ngành chăn nuôi, vốn đang phải vật lộn với chi tiêu của người tiêu dùng giảm. Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), giá ngô trên thị trường đã giảm hơn 53 USD/tấn (tương đương 400 CNY/tấn) kể từ tháng 12/2023.
Thu nhập của người dân giảm và giá nhà giảm – đây là nguồn thu đáng kể cho tầng lớp trung lưu Trung Quốc đều giảm. Điều này đặc biệt nghiêm trọng ở các khu vực thành thị thúc đẩy nhu cầu về sản phẩm chăn nuôi. NBS cho biết mức tăng trưởng thu nhập khả dụng bình quân đầu người của cư dân thành thị năm 2024 là 4,6% - chỉ cao hơn 0,2% so với mức 4,4% trong năm 2023 và thấp hơn đáng kể so với mức tăng trưởng 7,8% trong năm 2019.
Chi tiêu giảm được phản ánh trong giá thịt bò và thịt lợn giảm, chiếm hơn 70% lượng tiêu thụ thịt của Trung Quốc. Giá thịt bò, một loại thịt từ lâu được coi là báo hiệu nhu cầu xa xỉ ngày càng tăng của người mua Trung Quốc, hiện đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2019. Thịt lợn, được coi là mặt hàng chủ lực trong văn hóa và được tiêu thụ rộng rãi hơn, đã chứng kiến những can thiệp đáng kể như mua thịt để dự trữ nhà nước. Ngoài ra, chính phủ Trung Quốc đã điều chỉnh quy mô đàn lợn nái tối ưu thấp hơn để cân bằng cung cầu với nhu cầu hiện tại. Giá thịt giảm được dự báo sẽ khiến lượng gia súc và lợn sống ở Trung Quốc giảm từ năm 2024 đến năm 2025.
Do người tiêu dùng giảm khiến lợi nhuận chăn nuôi giảm, nhu cầu về ngô giảm, gây ra nguy cơ mất thêm doanh thu cho người nông dân trồng ngô của Trung Quốc. Trung Quốc đang cố gắng hỗ trợ giá ngô trong nước bằng cách tiếp cận từ phía cung cấp. Các báo cáo từ FAS/Bắc Kinh cho biết, Trung Quốc đã yêu cầu người mua hạn chế nhập khẩu, trong khi SinoGrain - đơn vị nắm giữ dự trữ ngũ cốc của Trung Quốc - đã dừng đấu giá ngô nhập khẩu và tăng mua ngô trong nước để dự trữ.
Cho đến nay, các nỗ lực từ phía nguồn cung thông qua việc giảm nhập khẩu đã không đảo ngược được sự sụt giảm giá ngô. Chỉ số giá ngô quý IV – tương quan với mùa thu hoạch chính ở Trung Quốc – đã giảm hơn 16% so với cùng kỳ năm trước, báo hiệu sự tiếp tục mất cân đối về cung cầu. Trung Quốc có khả năng sẽ giảm nhập khẩu ngô đến hết năm 2024/25 đợi đến khi mức tiêu thụ trong nước phục hồi.
Nguồn:Vinanet/VITIC/thepigsite