menu search
Đóng menu
Đóng

Thị trường hàng hóa trong nước ngày 2/1: Giá lúa gạo biến động trái chiều

08:52 08/10/2021

Tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có sự biến động trái chiều khi giá lúa tiếp đà giảm, trong khi đó giá gạo tăng nhẹ.

Giá lúa gạo biến động trái chiều

Tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có sự biến động trái chiều khi giá lúa tiếp đà giảm, trong khi đó giá gạo tăng nhẹ.

Giá lúa gạo hôm nay ngày 8/1: Giá lúa giảm nhẹGiá lúa gạo hôm nay ngày 7/1: Giá lúa ổn định, giá gạo bật tăng trở lạiGiá lúa gạo hôm nay ngày 6/1: Giá lúa gạo ổn định
Giá lúa gạo hôm nay tại khu vực ĐBSCL tiếp đà giảm. Cụ thể, tại An Giang, giá lúa IR 504 ở mức 6.750 đồng/kg; giảm 50 đồng/kg; Đài thơm 8 7.000 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg; OM 5451 6.800 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg; OM 6976 6.800 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg; lúa Jasmine 7.000 đồng/kg; OM 9577 6.900 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg; OM 9582 6.900 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg.
Trong khi đó, với mặt hàng gạo, giá gạo hôm nay điều chỉnh tăng nhẹ. Cụ thể, gạo nguyên liệu NL IR 504 ở mức 9.900 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg; gạo NL OM 5451 ở mức 10.350 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg; gạo OM 18 ở mức 10.300 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg; gạo thành phẩm xuất khẩu TP IR 504 ở mức 11.600 đồng/kg.
Theo các thương lái, hiện nguồn cung trong nước giảm mạnh, trong khi đó tại các nhà máy lượng gạo tồn kho trong năm 2020 còn ít khiến giá lúa gạo tiếp tục bị đẩy lên cao. Giá lúa gạo ở mức cao khiến các thương lái dè chừng, giao dịch ảm đạm.
Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo 5% tấm của Việt Nam ổn định ở mức 500-505 USD/tấn. Theo các doanh nghiệp, thị trường gạo năm 2021 sẽ có nhiều điểm sáng khi nhập khẩu gạo của Philippines dự báo sẽ tăng nhập khẩu thêm 0,4 triệu tấn vì sản lượng dự kiến giảm gần 8% và tiêu thụ sẽ tăng đều đặn. Ngoài ra, nhập khẩu dự báo sẽ tăng 200.000 tấn ở mỗi nước trong số các nước Bờ Biển Ngà, Nigeria và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất. Nhập khẩu dự báo cũng sẽ tăng nhẹ ở Guinea, Iran, Madagascar, Mali và Mỹ. Đây là cơ hội cho ngành gạo Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu.
Giá lợn hơi dự báo sẽ duy trì mức thấp trong dịp Tết Nguyên đán 2022
Hiện, giá lợn hơi ghi nhận mức thấp và dao động trong khoảng 45.000 - 49.000 đồng/kg trên phạm vi cả nước. Nhiều khả năng giá lợn hơi còn giảm hoặc duy trì mức thấp trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần và quý I/2022.

Tổng đàn lợn cả nước hiện có khoảng 28,1 triệu con; tổng sản lượng thịt các loại năm 2021 đạt khoảng 6,2 triệu tấn, trong đó thịt lợn đạt khoảng 3,82 triệu tấn, tăng 6,1% so với năm trước.

Trước lo ngại về bùng phát của dịch bệnh trên diện rộng, nhiều cơ sở chăn nuôi có thể phải dừng nuôi. Dù vậy, theo nhận định của các chuyên gia ngành chăn nuôi, nhiều khả năng giá lợn hơi còn giảm hoặc duy trì mức thấp trong dịp Tết Nguyên đán và quý I/2022 bởi sự lo ngại về biến thể mới của Covid-19 khiến biện pháp chống dịch được siết chặt, các bếp ăn công nghiệp, trường học chưa trở lại hoạt động bình thường…
Ông Nguyễn Kim Đoán - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai - cho hay, quy luật thời điểm cuối năm, các công ty chế biến tăng cường thu mua lợn để chuẩn bị cho đợt hàng phục vụ lễ tết. Điều này kéo theo nhu cầu tăng mạnh. Tuy nhiên, vẫn còn những rủi ro bởi tình hình dịch Covid-19 còn phức tạp, nhu cầu tiêu thụ khó dự đoán.
Một số ý kiến cho rằng, nhu cầu tiêu thụ thịt lợn vào dịp Tết Nguyên đán sẽ tăng nhưng không bằng các năm trước vì thu nhập người dân chưa phục hồi. Về diễn biến giá lợn năm 2022 sẽ phụ thuộc vào tình hình kiểm soát dịch Covid-19, song với chính sách thích ứng linh hoạt với dịch, giá thịt lợn sẽ không có những biến động mạnh như thời điểm tháng 9,10 vừa qua.
Ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - cho biết, những tháng gần đây, giá bán và giá thành thịt lợn đang xấp xỉ ngang nhau. Chúng ta rất mong hiệu quả chống dịch tốt lên để nhu cầu tăng lên. Về lâu dài, các hộ chăn nuôi cần đầu tư chuỗi khép kín để giảm giá thành, không những phục vụ thị trường nội địa mà còn xuất khẩu.

Nguồn:VITIC/congthuong.vn/