menu search
Đóng menu
Đóng

Tồn kho dầu cọ của Ấn Độ tăng lên mức cao nhất 8 tháng

16:40 22/08/2024

 
Ấn Độ là quốc gia nhập khẩu dầu thực vật hàng đầu thế giới. Theo Hiệp hội các nhà chiết xuất dung môi Ấn Độ (SEA), nhập khẩu dầu thực vật của nước này tăng 8% so với cùng kỳ, đạt 1,89 triệu tấn, thậm chí dẫn đến ùn tắc tại cảng. Tồn kho dầu thực vật tại các cảng nội địa nước này tăng lên mức cao nhất 8 tháng và đứng ở mức 1 triệu tấn vào cuối tháng 7/2024.
Trong đó, nhập khẩu dầu cọ đạt 1,12 triệu tấn (tăng so với mức 1,02 triệu tấn nhập khẩu hồi tháng 7/2023), trong đó 630.000 tấn đến từ Indonesia, 300.000 tấn từ Malaysia và 120.000 tấn từ Thái Lan.
Nhập khẩu dầu hướng dương tăng 14% lên 367 nghìn tấn, với khối lượng cung cấp lớn nhất là Nga với 190 nghìn tấn, Argentina với 86 nghìn tấn và Ukraine với 43 nghìn tấn. Đồng thời, nhập khẩu dầu đậu tương chốt mức 392 nghìn tấn, giảm so với mức 401 nghìn tấn hồi tháng 7/2023, trong đó từ Argentina đạt 302 nghìn tấn, từ Brazil đạt 87 nghìn tấn.
Ấn Độ đã gia hạn giảm thuế nhập khẩu tất cả các loại dầu thực vật cho đến tháng 3 năm 2025.
Dữ liệu từ các nhà khảo sát hàng hóa Societe Generale de (SGS), Intertek testing Services và AmSpec Agri Malaysia cho thấy, xuất khẩu các sản phẩm dầu cọ của Malaysia trong 20 ngày đầu tháng 8/2024 giảm từ 16,7% - 18,4% so với tháng 7/2024.
Cụ thể, nhà khảo sát Intertek testing Services ước tính xuất khẩu các sản phẩm dầu cọ của Malaysia trong 20 ngày đầu tháng 8/2024 đạt 866.641 tấn (giảm từ mức 1.062.238 tấn trong tháng trước). Còn nhà khảo sát AmSpec Agri Malaysia cho biết, xuất khẩu trong thời gian trên là 834.948 tấn (giảm từ mức 1.002.572 tấn trong tháng trước).
Giá dầu cọ kỳ hạn tại Malaysia ngày 22/8/2024 tăng theo giá dầu cọ trên sàn Đại Liên cùng đồng ringgit suy yếu. Hợp đồng dầu cọ FCPOc3 giao tháng 11/2024 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên giao dịch ngày 22/8 tăng 12 ringgit, tương đương 0,32% so với phiên trước, chốt ở 3.766 ringgit (860,41 USD)/tấn. Sau giờ nghỉ trưa, hợp đồng này chốt ở 3.803 ringgit (868,66 USD)/tấn.
Trên sàn giao dịch Đại Liên, giá dầu đậu tương DBYcv1 giảm 0,03%, còn giá dầu cọ DCPcv1 tăng 0,73%. Trên sàn thương mại Chicago, giá dầu đậu tương Boc2 giảm 1%. Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh tranh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.
Đồng ringgit của Malaysia giảm nhẹ phiên thứ hai liên tiếp so với đồng USD. Đồng ringgit suy yếu khiến dầu cọ trở nên phải chăng hơn đối với các khách mua nước ngoài.
Indonesia đã lên kế hoạch nâng yêu cầu sử dụng dầu diesel sinh học làm từ dầu cọ lên 40% bắt đầu từ ngày 01/01/2025 từ mức 35% hiện nay.
Đầu phiên giao dịch châu Á, giá dầu giảm sau khi chính phủ Mỹ điều chỉnh giảm một loạt số liệu thống kê việc làm được các nhà đầu tư quan tâm. Giá dầu thô giảm khiến dầu cọ trở thành lựa chọn kém hấp dẫn hơn cho nguyên liệu diesel sinh học.

Bảng chi tiết giá dầu đậu tương các kỳ hạn trên sàn CBOT hôm nay

(Đvt: US cent/lb)

Kỳ hạn

Giá mở cửa

Giá cao

Giá thấp

Giá mới nhất

Giá ngày hôm trước

Tháng 9/24

40,96

40,96

40,34

40,63

41,00

Tháng 10/24

40,20

40,20

39,67

39,85

40,20

Tháng 12/24

39,61

39,62

39,11

39,29

39,58

Tháng 1/25

39,62

39,63

39,17

39,29

39,57

Tháng 3/25

39,76

39,77

39,35

39,46

39,70

Tháng 5/25

40,00

40,00

39,60

39,94

39,93

Tháng 7/25

40,20

40,20

39,81

40,01

40,12

Tháng 8/25

40,00

40,06

39,87

40,05

40,15

Tháng 9/25

40,02

40,02

40,01

40,01

40,12

Tháng 10/25

39,83

40,10

39,83

39,98

39,61

Tháng 12/25

39,87

39,87

39,80

39,80

40,02

Nguồn:Vinanet/VITIC/Reuters