menu search
Đóng menu
Đóng

TT đường tháng 6/2024: Thời tiết khô hạn ở Brazil làm dấy lên lo ngại về sản lượng cuối vụ

14:24 26/06/2024

Thị trường đường trong nước tháng vừa qua trầm lắng, giao dịch chậm. Giá đường mía trong nước gần như đi ngang quanh mức 20.000 – 21.000 đồng/kg, giảm 6% so với hồi đầu năm nhưng vẫn cao hơn 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường đường thế giới tháng 6/2024 tính đến ngày 21/6/2024 đảo chiều tăng trở lại, với giá đường trắng tăng 1,25% còn giá đường thô tăng mạnh hơn với 2,61% so với tháng 5/2024.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 21/6/2024, giá đường trắng kỳ hạn tháng 8/2024 trên sàn London chốt ở 552,7 USD/tấn. Trong tháng, mức giá cao nhất chốt ở 562,1 USD/tấn phiên 14/6/2024, thấp nhất ở 541,7 USD/tấn phiên 31/5/2024.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 7/2024 trên sàn New York tính đến ngày 21/6/2024 chốt ở 18,89 Us cent/lb. Trong tháng, mức giá cao nhất chốt ở 19,43 Us cent/lb phiên 14/6/2024 và thấp nhất ở 18,30 Us cent/lb phiên 31/5/2024.
Tốc độ sản xuất đường chậm hơn so với dự kiến ở khu vực Trung Nam Brazil trong nửa đầu tháng 5/2024, đã giúp giá hồi phục trở lại từ mức thấp nhất 18 tháng ở 17,95 US cent/lb hồi giữa tháng 5/2024.

Diễn biến giá đường trắng tại London từ ngày 24/5 – 21/6/2024

(Đvt: USD/tấn)

Diễn biến giá đường thô tại New York từ ngày 24/5 – 21/6/2024

(Đvt: Us cent/lb)

Các thông tin nổi bật trong tháng:
- Theo nhận định mới đây của SSI Research, giá đường thế giới sẽ không tác động trực tiếp đến giá đường trong nước trong ngắn hạn, do đường nhập khẩu đang được giám sát chặt chẽ và phải tuân thủ chính sách chống bán phá giá, chống trợ cấp của Bộ Công Thương. Bên cạnh đó, hoạt động giám sát chặt chẽ cũng giúp giảm đáng kể nguồn cung đường nhập lậu từ các nước có chung đường biên giới với Việt Nam.
- Ông Nguyễn Văn Lộc - Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) cho biết, ngành mía đường Việt Nam đã kết thúc giai đoạn trồng mới cho vụ Đông Xuân và vào vụ ép mía 2023/2024. Diện tích mía thu hoạch ước tăng 12% so với cùng kỳ, đạt hơn 159.000 ha; và sản lượng đường các loại tăng 10%, vượt mốc 1 triệu tấn.
- Theo số liệu ước tính của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), nhu cầu tiêu thụ đường của Việt Nam rơi vào mức 2,389 triệu tấn đường. Nhu cầu tiêu thụ đường trong nước tăng lên khiến kết quả kinh doanh của các doanh nhiệp mía đường thêm khởi sắc.
- Các đại lý cho biết, tốc độ sản xuất đường chậm hơn so với dự kiến ở khu vực Trung Nam Brazil trong nửa đầu tháng 5/2024, đã giúp giá hồi phục trở lại từ mức thấp nhất 18 tháng ở 17,95 US cent/lb vào giữa tháng 5.
- Thời tiết ở Brazil vẫn tiếp tục khô hạn cho đến ít nhất giữa tháng 6 này, làm dấy lên lo ngại về sản lượng cuối vụ. Ở Thái Lan, một số nơi mùa màng thuận lợi, nhưng một số nơi cây trồng phát triển không tốt.
- BMI dự kiến, sản lượng đường năm 2024/25 tăng 1,5% đạt 185,7 triệu tấn, trong khi mức tiêu thụ sẽ tăng 0,5% đạt 179,7 triệu tấn.
- UNICA cho biết, doanh số bán ethanol hydro, loại cạnh tranh trực tiếp với xăng để giành được sự ưa thích của chủ xe ô tô tại các trạm bơm, đã tăng 51% so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy thị trường nhiên liệu sinh học đang phát triển mạnh ở Brazil.
- Sản lượng đường toàn cầu niên vụ 2023/24 được ISO dự báo ở mức 179,270 triệu tấn, giảm so với mức 179,749 triệu tấn dự báo trước đó. Tiêu thụ cũng được dự kiến tăng từ mức 180,438 triệu tấn lên mức 182,224 triệu tấn.
- Ukraine là nhà cung cấp đường lớn thứ hai của châu Âu. Chính phủ Ukraine chính thức cấm xuất khẩu đường sang Liên minh châu Âu EU sau khi hết hạn ngạch năm 2024. Các nhà phân tích cho biết, trong tháng 5/2024, xuất khẩu đường của Ukraine đạt 262.000 tấn. Các nhà sản xuất kỳ vọng Ukraine sẽ tăng sản lượng đường trắng thêm gần 3% lên 1,85 triệu tấn vào năm 2024.
- Bến Tiplam xuất khẩu hàng hoá ở cảng Santos của Brazil đã nối lại hoạt động tải đường sau vụ hoả hoạn tuần trước làm hỏng băng tải và hệ thống điện. Cảng Santos của Brazil là cảng lớn nhất của Mỹ Latinh và là trung tâm xuất khẩu chính các mặt hàng bao gồm đậu tương, ngô, đường và cà phê.

Nguồn:Vinanet/VITIC/Reuters