Trong đó, với mặt hàng lúa tươi, theo cập nhật từ Sở NN&PTNT tỉnh An Giang, hiện giá Lúa IR 50404 dao động ở mức 5.300 - 5.500 đồng/kg; lúa OM 5451 dao động mốc 5.800 - 6.100 đồng/kg; lúa Đài Thơm 8 dao động ở mốc 6.600 – 6.800 đồng/kg; lúa OM 380 ở mức 6.600 - 6.700 đồng/kg; lúa OM 18 dao động ở mốc 6.500 - 6.700 đồng/kg; lúa Nhật ở mốc 7.800 - 8.000 đồng/kg; Nàng Hoa 9 ở mức 9.200 đồng/kg.
Trên thị trường nội địa, với mặt hàng lúa tươi, tại nhiều địa phương hôm nay, lượng khá, giao dịch mua bán chậm. Tại Kiên Giang, nông dân chào bán lúa lượng khá, giao dịch mua bán lai rai. Tại Hậu Giang, nông dân chào bán vững giá, giao dịch lúa ít, thương lái hỏi mua chậm. Tại Cần Thơ, sức mua khá hơn mấy ngày trước, giá ít biến động.
Tại An Giang, nguồn lúa tại một số huyện chuẩn bị cắt lượng ít, nhu cầu hỏi mua lúa thơm đều hơn các loại khác. Tại Sóc Trăng, giao dịch lúa có lai rai, chủ yếu mua bán lúa gần ngày cắt. Tại Long An, nguồn lúa ít, mới mở đồng một số khu vực, thương lái hỏi mua nhiều lúa IR50404, Đài Thơm 8.
Tương tự, với mặt hàng gạo, theo cập nhật từ Sở NN&PTNT tỉnh An Giang, Với mặt hàng gạo, hiện gạo nguyên liệu 5451 dao động ở mức 8.800 - 9.000 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 380 dao động ở mức 7.400 - 7.600 đồng/kg so với hôm qua; gạo thành phẩm OM 380 dao động ở 8.800 - 9.000 đồng/kg; gạo nguyên liệu IR 504 dao động ở mức 7.700 - 7.800 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 dao động ở 9.500 - 9.700 đồng/kg.
Tại các địa phương hôm nay, lượng về lai rai, giao dịch mua bán chậm. Tại Sa Đéc (Đồng Tháp), lượng về ít, chất lượng tùy lô, giá bình ổn Tại Lấp Vò (Đồng Tháp), lượng về ít, các kho mua đều, giá ít biến động. Kênh chợ Sa Đéc (Đồng Tháp), lượng về khá hơn đầu tuần, giao dịch có lai rai, kho mua lựa gạo, giá ổn định. Tại An Cư (Cái Bè, Tiền Giang), gạo đẹp đồng biển có lai rai, gạo thơm được mua tốt hơn các loại khác, giá ổn định.
Tại các chợ lẻ, gạo các loại đi ngang so với hôm qua. Hiện gạo thường dao động ở mốc 16.000 - 17.000 đồng/kg; gạo Nàng Nhen có giá niêm yết cao nhất 28.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài dao động ở mức 20.000 - 22.000 đồng/kg; gạo Hương Lài 22.000 đồng/kg; gạo thơm Jasmine dao động ở mức 20.000 - 22.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng ở mốc 17.000 đồng/kg; gạo Nàng hoa ở mốc 22.000 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 21.000 đồng/kg; gạo Sóc thường dao động ở mốc 18.000 đồng/kg; gạo Sóc Thái giá 21.000 đồng/kg; gạo Nhật giá 22.000 đồng/kg.
Với phụ phẩm, giá các mặt hàng phụ phẩm dao động khoảng từ 5.300 - 7.300 đồng/kg. Hiện, giá tấm dao động ở mức 7.100 - 7.300 đồng/kg; tấm 3-4 giao động mức 5.800 - 6.000 đồng/kg; giá cám khô dao động ở mức 5.300 - 5.450 đồng/kg so với hôm qua.
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hôm nay giảm nhẹ so với đầu tuần. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hiện gạo tiêu chuẩn 5% ở mức 397 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 372 USD/tấn; gạo 100% tấm ở mức 310 USD/tấn.
FAO dự báo sản lượng gạo toàn cầu năm 2024-2025 đạt 539,4 triệu tấn, mức cao kỷ lục, tăng so với dự báo trước đó là 538,8 triệu tấn. Sản lượng tăng chủ yếu tại Trung Quốc, Mali, Nepal và Việt Nam, bù đắp cho sự sụt giảm tại Philippines và Senegal.
Về mức tiêu thụ, FAO ước tính sẽ đạt 537,2 triệu tấn, cao hơn so với mức dự báo trước là 536,6 triệu tấn. Thương mại gạo toàn cầu năm 2025 cũng được FAO nâng lên 59,1 triệu tấn, tăng mạnh so với dự báo trước là 55,6 triệu tấn.
Lượng gạo dự trữ toàn cầu dự kiến đạt 204 triệu tấn, giảm nhẹ so với dự báo trước (204,5 triệu tấn), do lượng gạo dự trữ tại Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan giảm nhiều hơn lượng tăng nhẹ ở Indonesia.
Nhìn chung, thị trường lúa gạo trong nước ghi nhận xu hướng giảm nhẹ, trong khi xuất khẩu vẫn duy trì ổn định. Dự báo từ FAO cho thấy nguồn cung toàn cầu tiếp tục dồi dào, có thể tác động đến giá gạo trong thời gian tới.
Nguồn:Vinanet/VITIC