menu search
Đóng menu
Đóng

TT lúa gạo thế giới: Giá tăng ở Việt Nam & Ấn Độ do nhu cầu mạnh từ Bangladesh

20:33 22/06/2017

Vinanet - Nhu cầu mạnh từ Bangladesh đã đẩy giá gạo Việt Nam và Ấn Độ tăng trong tuần vừa qua. Giá gạo Thái Lan cũng tăng do nhu cầu xuất khẩu cao.
Giá gạo Việt Nam và Ấn Độ đều tăng trong tuần vừa qua sau khi Bangladesh thông báo cáo nhu cầu mua gạo, trong khi giá gạo Thái Lan cao bắt đầu giảm sức hấp dẫn đối với khách hàng.
Bangladesh đã nổi lên thành nhà nhập khẩu gạo lớn trong năm nay do lượng dự trữ của nước này sụt giảm và giá cao kỷ lục sau đợt lũ lụt nghiêm trọng.
Bangladesh có thể nhập khẩu tới 1 triệu tấn gạo trong năm nay để làm đầy kho dự trữ, Reuters dẫn lời ông Badrul Hasan, Giám đốc công ty thu mua ngũ cốc quốc gia nước này cho biết.
Quốc gia Nam Á đã giảm thuế nhập khẩu gạo xuống 10% từ mức 28% trước đây và yêu cầu ngân hàng Trung ương cho phép tư thương nhập khẩu gạo không cần phải thế chấp cho khoản tín dụng thư của mình.
Dự báo nhu cầu cao, nhất là từ Bangladesh, đã hỗ trợ giá gạo Việt Nam tăng từ đầu tháng 5. Gạo 5% tấm của Việt Nam hiện ở mức 400-420 USD/tấn, FOB Sài Gòn, từ mức 410 USD/tấn một tuần trước đây.

"Giá quá cao để mua bán vào lúc này," Reuters dẫn lời một thương gia ở TP HCM cho biết, và thêm rằng giá có thể sẽ tăng hơn nữa do tin Bangladesh cần mua thêm gạo.

Bangladesh đang mua 200.000 tấn gạo trắng của Việt Nam với giá 430 USD/tấn và 50.000 tấn gạo đồ với giá 470 USD/tấn theo hợp đồng liên chính phủ – cao hơn nhiều so với giá ở các phiên đấu giá trước.
Bangladesh cũng đang thương lượng với nước láng giềng Ấn Độ để mua gạo. Gạo 5% tấm của Ấn Độ do đó giá tăng 2 USD trong tuần qua lên 424- 427 USD/tấn.
 “Các thương gia đồn đoán rằng Bangladesh sẽ tăng cường nhập khẩu do mất mùa. Điều đó sẽ có lợi cho các nhà xuất khẩu Ấn Độ vì tiết kiệm được cước phí vận tải tới Bangladesh do hai nước sát cạnh nhau”, Reuters dẫn lời một thương gia ở Kakinada thuộc bang Andhra Pradesh miền Nam Ấn Độ cho biết.
Cơ quan ngũ cốc quốc gia Bangladesh ngày 21/6 đã mở phiên đấu giá quốc tế lần thứ 4 kể từ tháng 5/2017 để mua 50.000 tấn gạo đồ trong bối cảnh dự trữ trong nước cạn kiệt và giá cao kỷ lục. Các nhà xuất khẩu quốc tế sẽ có thời hạn bỏ thầu tới 9/7, thời hạn giao hàng 40 ngày kể từ khi ký hợp đồng.
Trong khi đó ở Thái Lan, các thương gia cho biết nhu cầu từ khách hàng quốc tế bắt đầu chậm lại do giá cao buộc họ phải chyển hướng sang mua gạo của những nước khác. Gạo 5% tấm của Thái Lan giá hiện ở mức 450 – 460 USD/tấn, FOB Bangkok, từ mức 450 – 470 USD/tấn một tuần trước đây.

Giá gạo Thái Lan vẫn ổn định do đồng baht tăng giá so với USD và nguồn cung giả dần trước khi vào vụ thu hoạch lúa phụ.

Một số thông tin liên quan
Bangladesh sẽ giảm thuế nhập khẩu gạo
Bangladesh quyết định giảm thuế nhập khẩu gạo với hy vọng kéo giảm giá gạo trong nước – hiện đng cao kỷ lục – trong bối cảnh dự trữ gạo quốc gia cũng giảm nhanh.
Thông tin từ Bộ Thương mại nước này cho biết, giá gạo tại Bangladesh trong tháng 5 đã lên mức cao kỷ lục lịch sử sau khi lũ lụt gây tổn thất mùa màng và dự trữ gạo quốc gia xuống mức thấp nhất trong vòng 10 năm.
“Chúng tôi đã quyết định giảm thuế nhập khẩu gạo từ mức 28% xuống 10%”, Bộ trưởng Bộ Thương mại Tofail Ahmed cho biết.
 Theo tính toán của Bộ này, giá gạo sẽ giảm 6 taka/kg sau động thái giảm thuế.
Nhu cầu cao tại Bangladesh, nước sản xuất gạo lớn nhất thế giới đã, đang và có thể sẽ tiếp tục hỗ trợ giá gạo tăng tại những nước xuất khẩu lớn nha Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ.
Bangladesh sẽ nhập khẩu 200.000 tấn gạo trắng với giá 430 USD/tấn và 50.000 tấn gạo đồ với giá 470 USD/tấn theo thoả thuận liên chính phủ với Việt Nam, ông Ataur Rahman, Thư ký Bộ trưởng Bộ Lương thực cho biết.
Chính phủ Bangladesh cũng đang đàm phán với Thái Lan và Ấn Độ để mua gạo làm đầy kho dự trữ.
Bên cạnh đó, ngân hàng trung ương Bangladesh đã chỉ thị các ngân hàng cho phép các thương gia nhập khẩu gạo được hưởng ưu đãi không cần bất cứ thế chấp nào cho khoản tín dụng thư. Bangladesh được dự báo có thể sẽ trở thành nước nhập khẩu gạo lớn trong năm nay. Năm 2011 đây là thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ 4 của Mỹ. Nhưng kể từ đó chính phủ Bangladesh không nhập khẩu gạo mà chỉ có tư nhân nhập, chủ yếu từ Ấn Độ.
Bangladesh sản xuất khoảng 34 triệu tấn gạo mỗi năm nhưng chủ yếu sử dụng trong nước cho dân số 160 triệu người. Thị trường này chỉ nhập khẩu khi bị thiếu hụt do lũ lụt hoặc hạn hán.
($1 = 81 taka)
Sản lượng gạo Sri Lanka giảm do hạn hán và lũ lụt, đe doạ an ninh lương thực
Hết lũ lụt rồi đến hạn hán nghiêm trọng đã làm giảm sản lượng nông nghiệp ở Sri Lanka, khiến cho khoảng 900.000 người lâm vào tình trạng thiếu đói. Đó là cảnh báo của Liên Hiệp Quốc.
Sản lượng gạo của Sri Lanka dự báo sẽ giảm gần 40% xuống 2,7 triệu tấn trong nă 2017, theo dự báo của Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) và Chương trình Lương thực Thế giới.
Sri Lanka năm qua đã rơi vào tình cảnh hạn hán trầm trọng nhất trong vòng 4 thập kỷ, và thiếu mưa tiếp diễn tới năm 2017, khiến cho nhiều nong dân bị mất mùa cũng như thu nhập.
Tình hình càng thêm trầm trọng khi tháng 5 vừa qua mưa lớn nghiêm trọng nhất trong vòng 14 năm đã gây ra lũ lụt ở vùng Tây Nam, làm chết hơn 200 người và gây tổn thất nghiêm trọng tới mùa màng. Sản lượng gạo nước này năm 2017 dự báo sẽ thấp hơn ít nhất là 24% so với năm ngoái.
Philippines hạ dự báo sản lượng gạo quý 2
Sản lượng lúa Philippines trong quý 2 năm nay được dự báo sẽ chỉ đạt 4,10 triệu tấn, giảm nhẹ so với mức 4,13 triệu tấn dự báo hồi tháng 4.
Cơ quan thống kê nước này cho biết mưa ở một số tỉnh trong khi hạn han và sâu bệnh ở một số tỉnh khác chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới vụ mùa lúa.
Philippines, một trong những thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, đang chuẩn bị mở thầu để nhập khẩu 250.000 tấn gạo bổ sung vào kho dự trữ đang suy giảm nhanh.
Ấn Độ tăng giá thu mua gạo và bông
Ấn Độ đã nâng giá thu mua tối thiểu đối với gạo, bông và các cây trồng khác sau khi nông dân ở những bang trồng trọt lớn nhất nước này phản đối vì giá thu mua quá thấp.
Giá thu mua lúa tại cổng trại được điều chỉnh tăng 5,4% lên 1.550 rupee (24,03 USD)/100 kg bắt đầu từ ngày 1/7. Giá thu mua bông xơ dài cũng được điều chỉnh tăng thêm 3,8% lên 4.320 rupee/100 kg.
Ấn Độ vẫn duy trì chính sách thu mua ngũ cốc của nông dân để bảo vệ họ tránh phải bán với giá quá thấp, và để xây dựng kho dự trữ sử dụng trong các chương trình nhân đạo.
Chính phủ Ấn Độ đặt ra giá tối thiểu với hơn 20 mặt hàng nông sản, nhưng thu mua chủ yếu là lúa mì và lúa gạo. Những nông sản khác như hành, cà chua, khoai tây…chỉ được thu mua khi giá giảm sâu.
Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn:Vinanet