Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới - đã chứng kiến sản lượng gạo suy giảm do lượng mưa ít do hiệu ứng El Nino. Nhằm đảm bảo nguồn cung lương thực trong nước và kiềm chế lạm phát giá lương thực, quốc gia đông dân nhất thế giới đã đưa ra quyết định hạn chế xuất khẩu gạo trong năm 2023 và dự kiến duy trì hạn chế này cho tới ít nhất giữa năm 2024. Không chỉ hoành hành ở Ấn Độ, El Nino - hiện tượng thời tiết với lượng mưa ít và những giai đoạn khô hạn kéo dài - cũng ảnh hưởng tới các nước sản xuất gạo lớn khác như Indonesia và Thái Lan.
Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ tuần từ 15/1-20/1 tiếp tục tăng lên mức cao (tuần trước giá gạo đã tăng lên mức cao 2 tháng) Giá gạo đồ xuất khẩu từ trung tâm hàng đầu Ấn Độ đã tăng lên mức cao nhất trong 4 tháng do nhu cầu mạnh nguồn cung hạn chế.
Giá gạo châu Á, giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ được báo ở mức 525 USD đến 535 USD/tấn trong tuần này, mức cao nhất kể từ tháng 9, tăng từ mức 510 USD lên 517 USD của tuần trước.
Giá gạo 5% tấm của Thái Lan được báo giá ở mức 665 USD/tấn, tăng so với mức 648-650 USD/tấn của tuần trước.
Các thương nhân Thái Lan ghi nhận nhu cầu mạnh mẽ từ Indonesia và một số thị trường châu Phi đã đẩy giá tăng cao.
Nguồn cung cũng giảm, điều này cũng góp phần đẩy giá tăng. Các thương nhân cho biết nguồn cung mới dự kiến sẽ gia nhập thị trường vào khoảng tháng tới.
Tại Việt Nam, giá gạo 5% tấm ổn định ở mức 653 USD/tấn, duy trì ở mức tương đương trong ba tuần qua.
Một thương nhân ở ĐBSCL cho biết, nhu cầu hiện tại không mạnh do người mua đang chờ nguồn cung mới từ vụ thu hoạch đông xuân.
Giá gạo ở Bangladesh trong tuần này đã tăng 5 Taka Bangladesh (0,0457 USD) mặc dù năng suất và dự trữ tốt.
Giá ngũ cốc kỳ hạn của Mỹ
Giá đậu tương kỳ hạn vẫn tiếp đà tăng so với tuần trước nhưng tính chung cả tuần vẫn đang trên đà giảm, thị trường đang trên đà giảm tuần thứ ba liên tiếp do cần có nhiều mưa trên khắp Brazil và dự báo thời tiết ẩm ướt hơn làm giảm bớt lo ngại về tổn thất năng suất.
Giá ngô và lúa mì tăng nhẹ nhưng cả hai thị trường này kết thúc tuần đều giảm, đáng chú ý giao dịch ngô giảm xuống gần mức thấp nhất trong 3 năm. Tính chung từ đầu tháng đến nay giá đậu tương, ngô và lúa mì đều giảm khoảng 6%, do lượng mưa tại Brazil và lượng tồn kho của Mỹ cao hơn dự kiến cải thiện triển vọng nguồn cung.
Hợp đồng đậu tương trên Sàn Thương mại Chicago (CBOT) đã tăng 0,4% lên mức 12,18-3/4 USD/bushel sau khi giảm xuống 12,01 USD/bushel, mức thấp nhất kể từ tháng 11/2021. Hợp đồng này đã giảm 0,4% trong tuần.
Giá ngô tăng 0,1% lên mức 4,44-1/4 bushel sau khi chạm mức 4,37 USD/bushel - mức thấp nhất kể từ tháng 12/2020. Hợp đồng này đã giảm 0,6% so với giá đóng cửa ngày thứ Sáu tuần trước và được thiết lập cho mức giảm hàng tuần thứ sáu liên tiếp.
Giá lúa mì tăng hơn 0,1% lên mức 5,86 USD/bushel sau khi trượt xuống mức thấp nhất trong 7 tuần là 5,73-1/4 USD/bushel. Trước đó giá lúa mì đã giảm 1,6%.
So với báo cáo tháng 12, các ước tính về sản lượng ngô thế giới đã được cải thiện, với dự báo sản lượng ngô sẽ cao hơn ở Mỹ, Trung Quốc và Brazil. Dự báo đậu tương cho Brazil lại bị cắt giảm và dự báo sản lượng của Argentina và Mỹ tăng lên, khiến ước tính sản lượng hạt có dầu toàn cầu không thay đổi.
Sản lượng ngô thế giới trong niên vụ 2023/24 dự kiến đạt 1235,7 triệu tấn, tăng 6,9% so với niên vụ 2022/23 (1155,6 triệu tấn). Sản lượng tại Mỹ ước tính đạt 389,7 triệu tấn, tăng 12,4% so với mùa trước (346,7 triệu tấn), trong khi sản lượng Trung Quốc dự kiến sẽ tăng 4,2%, đạt 288,8 triệu tấn. Châu Âu dự kiến sẽ tăng 14,7% đạt 60,1 triệu tấn, Ukraine sẽ tăng 13% với 30,5 triệu tấn. Sản lượng của Brazil ước tính đạt 129 triệu tấn, giảm 5,8% so với niên vụ trước, trong khi sản lượng của Argentina dự kiến đạt 55 triệu tấn, tăng 61,8% so với niên vụ trước.
Xuất khẩu ngô thế giới dự kiến sẽ tăng 11,1%, từ 180,8 triệu tấn trong niên vụ 2022/23 lên 200,9 triệu tấn trong niên vụ mới. Trong đó Hoa Kỳ là nước xuất khẩu ngũ cốc lớn thứ hai với 53,3 triệu tấn, tăng 26,4% so với mùa trước. Nguồn cung cho xuất khẩu từ Nam Mỹ dự kiến sẽ tăng đáng kể ở Argentina, với mức tăng 78,3% trong mùa vụ mới này đạt 41 triệu tấn, trong khi Brazil ước tính có 54 triệu tấn, giảm 5,3% so với mùa trước.
Trung Quốc dự kiến sẽ nhập khẩu 23 triệu tấn ngô, tăng 22,9% so với niên vụ trước (18,7 triệu tấn), trong khi Liên minh châu Âu dự kiến sẽ nhập khẩu 23,5 triệu tấn, tăng 1,5% so với niên vụ 2022/23 (23,2 triệu tấn). Dự trữ cuối kỳ trên thế giới sẽ tăng 8,2% lên 325,2 triệu tấn. Dự trữ của Hoa Kỳ sẽ tăng 58,9%, trong khi đối với Brazil sẽ giảm 32,1%.
Bảng giá so sánh các mặt hàng ngũ cốc ngày 20/1/2024
Đơn vị: US cent/bushel
Mặt hàng
|
Hôm nay
|
So với
hôm qua
|
So với
1 tuần trước
|
So với
1 tháng trước
|
So với
1 năm trước
|
Đậu tương
|
1220,25
|
0,58%
|
-0,65%
|
-7,56%
|
-18,18%
|
Lúa mỳ
|
595,14
|
0,32%
|
2,34%
|
-6,39%
|
-17,28%
|
Ngô
|
446,2994
|
0,18%
|
0,57%
|
-7,12%
|
-33,05%
|
Gạo thô
|
17,6400
|
0,03%
|
0,48%
|
-0,25%
|
-3,21%
|
Lúa mạch
|
378,5966
|
-0,30%
|
7,05%
|
2,47%
|
1,78%
|
Nguồn:Vinanet/VITIC