menu search
Đóng menu
Đóng

TT ngũ cốc thế giới ngày 22/04/2021: Ngô đạt mức cao nhất gần 8 năm do nguồn cung toàn cầu thắt chặt

11:02 22/04/2021

Giá ngô của Mỹ được giao dịch trên sàn Chicago ngày 22/4/2021 tăng lên mức cao nhất gần 8 năm do lo ngại về nguồn cung toàn cầu bị ảnh hưởng bởi thời tiết bất lợi ở một số khu vực trồng trọt chính.
 
Giá ngô kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn Chicago tăng 0,5% lên 6,28-1/2 USD/bushel, tăng tới 6,29 USD - mức cao nhất kể từ tháng 6/2013. Giá ngô đóng cửa tăng 3,1% so với phiên giao dịch trước đó.
Giá đậu tương kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn Chicago tăng 0,7% lên 14,90 USD/bushel, tăng tới 14,90-3/4 USD - mức cao nhất kể từ tháng 62014. Giá đậu tương đóng cửa tăng 1,5% trong phiên giao dịch ngày 21/04/2021.
Giá lúa mì kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn Chicago tăng 0,2% ở mức 6,62-1/4 USD/bushel, phiên đóng trước đó giá lúa mì tăng 2,1%. Ngô thu hút sự ủng hộ từ những lo ngại về cây trồng ở Mỹ và Brazil.
Thời tiết lạnh có thể làm chậm quá trình nảy mầm của ngô. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết vụ ngô của Mỹ đã được trồng 8% tính đến cuối tuần trước.
Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã thông báo về việc giảm ngô và bột đậu tương trong thức ăn cho lợn và gia cầm trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu bị thắt chặt.
Sự phục hồi của đồng USD so với các đồng tiền chính đã bị gián đoạn sau khi ngân hàng trung ương của Canada báo hiệu rằng họ có thể bắt đầu tăng lãi suất vào năm 2022 và giảm phạm vi chương trình mua tài sản của mình.
Hãng tin Reuters cho biết, các nhà xuất khẩu lúa mỳ đang đấu thầu một cách ồ ạt cho hoạt động xuất khẩu lúa mỳ ở niên vụ mới, mặc dù họ chưa hề biết rằng mức thuế xuất khẩu Moscow dự kiến áp dụng cho thời gian tới với mục đích kiểm soát giá lương thực nội địa là bao nhiêu.
Theo đó, Liên bang Nga dự kiến sẽ áp đặt một mức thuế xuất khẩu lúa mỳ theo công thức kể từ 2/6 năm nay, mức thuế này sẽ được ấn định hàng tuần và thay thế mức thuế cố định 50 euros/tấn.
Các chuyên gia cho rằng, các nhà xuất khẩu Nga đang gần như dồn toàn bộ nguồn lực để bán hàng ra thị trường thế giới, bất chấp mọi biện pháp giảm xuất khẩu lúa mỳ của chính phủ.
Hãng tư vấn IKAR cho biết, một số nhà xuất khẩu đã triển khai chính sách đảm bảo về nguồn cung qua hình thức cho vay trước khi thu hoạch đối với nông dân Nga hoặc hoạt động sản xuất cây trồng tại chỗ.
Nông dân Argentina báo cáo đã bán 14.37 triệu tấn đậu tương trong niên vụ 2020/21 tính tới thời điểm hiện tại, thấp hơn đáng kể so với số liệu bán hàng cùng kỳ năm 2020. Cụ thể, tốc độ bán hàng giảm mạnh so với mức 19.23 triệu tấn cùng kỳ 2020, do sự chần chừ trong hoạt động bán hàng của nông dân trong bối cảnh tỉ giá hối đoái biến động quá mạnh.
Trước đó, điều kiện thời tiết bất lợi đã khiến Sở Giao dịch Ngũ cốc Buenos Aires cắt giảm sản lượng đậu tương niên vụ 2020/21 xuống còn 43 triệu tấn, so với mức 45 triệu tấn ở báo cáo trước.
Nhiều nông dân ở thời điểm hiện tại đang từ chối mức giá cao, cùng lúc cho rằng họ thà găm hàng đậu tương, thay vì tin tưởng vào diễn biến của đồng peso.
Trong một diễn biến khác, ép dầu đậu tương tại nước này được báo cáo tăng 19% trong tháng 3/2021 lên mức 3.39 triệu tấn. Đây là số liệu sản lượng ép dầu theo tháng cao nhất kể từ năm 2005, vượt qua mức kỉ lục 3.36 triệu tấn ghi nhận ở năm 2017 trước đó và cũng cao hơn đáng kể so với mức 2.75 triệu cùng kỳ năm ngoái.
Một số cuộc đình công tại các nhà máy trong tháng 3 đã khiến hoạt động ép dầu bị trì hoãn, trong khi bán hàng đậu tương ở dưới mức kì vọng đã hạn chế sản lượng ép dầu đậu tương của Argentina. Cụ thể, 9.48 triệu tấn đậu tương đã được sử dụng trong quý I năm nay, tăng 23% so với cùng kỳ, trong đó sản lượng dầu đậu tương đạt 681,000 tấn còn sản lượng khô đậu đạt 2.47 triệu tấn, lần lượt tăng 23% và 25% so với cùng kỳ 2020.

Nguồn:VITIC/Reuters