menu search
Đóng menu
Đóng

USDA: Cải cách nông nghiệp làm tăng nhu cầu nhập thịt, ngũ cốc dài hạn của Trung Quốc

08:16 23/02/2017

Theo báo cáo của USDA, nhu cầu nhập khẩu dài hạn của Trung Quốc đối với các ngũ cốc chính, thịt bò, thịt lợn và thịt gia cầm sẽ cao hơn dự báo, đồng thời cảnh báo triển vọng sản lượng nông sản tạ Trung Quốc giảm do những thay đổi trong chính sách trợ cấp.
USDA vừa nâng dự báo nhập khẩu gạo, lúa mỳ và đặc biệt là đậu tương trong giai đoạn 2025 – 26. Theo đó, dự báo nhập khẩu đậu tương đến 2025 – 26 của Trung Quốc sẽ tăng thêm 8,1 triệu tấn lên 117,6 triệu tấn, tương đương 2/3 tổng kim ngạch thương mại toàn cầu mặt hàng đậu tương đến giai đoạn trên – nghĩa là vị thế của Trung Quốc trên thị trường hạt có dầu được dự báo còn mạnh hơn so với mức độ hiện tại.
Trong ngành protein, USDA nâng dự báo nhập khẩu thịt bò của Trung Quốc đến năm 2025 – 26 thêm 60.000 tấn lên 1,25 triệu tấn, nhưng tăng gấp đôi dự báo nhập khẩu thịt lợn của nước này lên 2,37 triệu tấn, đưa Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới. Đối với nhâp khẩu thịt gia cầm, USDA cho rằng nhập khẩu thịt gia cầm của Trung Quốc đến năm 2025 – 26 cũng tăng gấp đôi, lên 669.000 tấn, mặc dù vậy, mức nhập khẩu này vẫn thua xa các nước nhập khẩu lớn khác như Mexico, Nhật Bản, và Saudi Arabica.
USDA nâng dự báo nhập khẩu ngũ cốc và thịt của Trung Quốc chủ yếu do những cải cách mà nước này vạch ra cho ngành nông nghiệp trong thời gian gần đây, bao gồm các luật về bảo vệ môi trường, cải cách các chính sách trợ cấp nông nghiệp nhằm đảm bảo giá đầu ra cho người sản xuất dẫn tới các kho dự trữ ngô và bông khổng lồ của chính phủ nước này trong thời gian gần đây. “Các chiến lược này có thể kìm hãm sản xuất nội địa của Trung Quốc”, báo cáo thường niên dự báo dài hạn cho ngành nông nghiệp của USDA viết.
Một trong những tác động của thay đổi chính sách là khả năng chuyển đổi một phần diện tích trồng ngô, mặt hàng Trung Quốc đang có dự trữ lớn, sang các cây trồng khác, như đậu tương và lúa mỳ, cũng được đề cập liên quan tới triển vọng chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp tại Trung Quốc. “Trung Quốc có kế hoạch chuyển đổi đát từ sản xuất ngũ cốc sang trồng rừng và chuyển thành đất đồng cỏ, giảm sản xuất nông nghiệp tại các khu vực nhiễm kim loại nặng và nguồn nước ngầm cạn kiệt”.
Về ngành chăn nuôi, các quy định về môi trường và chi phí sản xuất cao đang kìm hãm tăng trưởng sản xuất, khiến Trung Quốc ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn cung quốc tế. “Giá thịt nội địa cao đã khiến Trung Quốc tăng nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu protein động vật”.
USDA cho rằng tăng trưởng kinh tế chậm lại, những lo ngại về dịch bệnh và an toàn thực phẩm, và giá cao sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi tại Trung Quốc”. USDA cũng nhấn mạnh rằng nhiều thử nghiệm cải cách ngành nông nghiệp cũng khiến các tác động khó dự đoán lên cung – cầu nông nghiệp Trung Quốc,
Về lúa mỳ, USDA nâng dự báo nhập khẩu lúa mỳ của Trung Quốc thêm 2 triệu tấn lên 3,4 triệu tấn vào năm 2025 – 2026, mặc dù vậy vẫn thấp hơn nhiều so với nước nhập khẩu lớn nhất thế giới là Ai Cập với 13,1 triệu tấn trong cùng giai đoạn.
“Trung Quốc có thặng dư lúa mỳ nhưng lại thiếu loại lúa mỳ dùng cho sản xuất bánh ngọt và các sản phẩm đặc thù khác”, USDA nhấn mạnh.
Về gạo, USDA điều chỉnh dự báo nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc tăng thêm 770.000 tấn lên 4,83 triệu tấn đến năm 2025 – 26, duy trì vị thế nhập khẩu lớn nhất thế giới tới thời điểm trên – bất chấp con số này chỉ tăng nhẹ so với mức nhập khẩu 4,7 triệu tấn hiện tại.
Tuy nhiên, USDA cắt dự báo nhu cầu nhập khẩu bông đến năm 2025 – 26 của Trung Quốc 900.000 kiện xuống còn 14,3 triệu kiện, bất chấp tiêu dùng tăng và chuyển dịch từ sản phẩm giá trị gia tăng thấp sang sản phẩm giá trị gia tăng cao.
Nguồn: gappingworld.wordpress.com/Agrimoney