menu search
Đóng menu
Đóng

Giá lúa mì có khả năng sẽ hồi phục lên trên vùng 600 trong phiên cuối tuần

16:44 15/09/2023

Giá lúa mì tiếp tục giằng co dưới vùng kháng cự tâm lí 600 khi mở cửa phiên giao dịch cuối tuần này. Báo cáo Cung – cầu tháng 9 được phát hành đã giúp thị trường có được góc nhìn rõ ràng hơn về tình hình cơ cấu lúa mì thế giới. Theo chúng tôi, trong giai đoạn vài tuần tới, giá lúa mì có thể sẽ bước vào một nhịp hồi phục mới sau đợt giảm mạnh vừa qua.
 
Khi chiến tranh ở Biển Đen nổ ra vào tháng 2/2022, giá lúa mì toàn cầu tăng vọt do lo ngại sản lượng toàn cầu sụt giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, sau khi cú sốc và lo ngại ban đầu về chiến tranh qua đi, thị trường kỳ vọng rằng nguồn cung không còn là vấn đề khi các nước sản xuấ lúa mì lớn đã tăng cường mở rộng diện tích hoặc đảm bảo hoạt động xuất khẩu được duy trì. Điều này đã khiến cho giá lúa mì đã ghi nhận xu hướng giảm mạnh mẽ và liên tục kể từ giữa năm ngoái đến nay.
Tuy nhiên, các số liệu trong báo cáo WASDE vừa qua đã mang tới nhiều bất ngờ cho thị trườgn khi chỉ ra rằng nguồn cung lúa mì toàn cầu đang giảm xuống. Tồn kho lúa mì cuối niên vụ 23/24 trên thế giới đã giảm xuống còn 258,6 triệu tấn, thấp hơn nhiều so với dự đoán ở mức gần 264 triệu tấn. Nguồn cung đã giảm 7,2 triệu tấn và mức tiêu thụ gần như không thay đổi, khiến tồn kho cuối niên vụ trên thế giới giảm 7 triệu tấn so với báo cáo tháng trước. Đây cũng là mức tồn kho thấp nhất kể từ niên vụ 2015/16. Các nước sản xuất lúa mì hàng đầu đang đối mặt với nguy cơ thiệt hại nghiêm trọng. Sản lượng lúa mì của Canada đã giảm 2,0 triệu tấn xuống còn 31,0 triệu tấn. Thậm chí, Cơ quan Thống kê Canada còn dự báo mức sản lượng thấp hơn, ở mức 29,84 triệu tấn. Trong khi đó, Australia đang phải đối mặt với hạn hán, sản lượng của Argentina và Liên minh châu Âu cũng sụt giảm. Nếu các số liệu này xác nhận, đây sẽ là lần giảm sản lượng lúa mì toàn cầu hàng năm đầu tiên kể từ niên vụ 18/19 và cũng là cơ sở khiến chúng kỳ vọng vào nhịp hồi phục sắp tới của mặt hàng này.
Giá Arabica có thể giảm khi nguồn cung vẫn đang dần cải thiện
Bất chấp việc xuất khẩu cà phê trong tháng 7 tăng mạnh với cả 2 mặt hàng cà phê và tồn kho trên Sở ICE cũng có những dấu hiệu tích cực trở lại, giá Arabica và Robusta trong phiên hôm qua vẫn cùng tăng hơn 1%.
Thêm một tín hiệu nữa cho thấy dữ liệu cà phê Arabica lưu trữ tại các cảng của Sở ICE-US đang dần tích cực hơn. Trong báo cáo kết phiên ngày 14/9, đơn vị này có biết số cà phê Arabica đạt chuẩn vẫn duy trì tại mức 442.548 bao lại 60kg, đứng yên trong 3 phiên liên tiếp. Trước đó, dữ liệu này đã giảm liên tiếp 33.230 bao vào tuần trước.
Hơn nữa, số bao chờ phân loại để bổ sung vào các kho lưu trữ cũng vẫn duy trì tại mức 19.820 bao. Đây có thể là yếu tố giúp tồn kho trên ICE-US có được phiên tăng đầu tiên sau chuỗi giảm liên tiếp sau 1 tháng.
Xuất khẩu cà phê tại Brazil cũng đang được đẩy mạnh nhưng tập trung chủ yếu vào sự gia tăng của Arabica. Trong 14 ngày đầu tháng 9, Brazil đã xuất đi 1,33 triệu bao cà phê loại 60kg, tăng 11,7 % so với 1,19 triệu bao trong cùng kỳ tháng trước, theo Hiệp hội Những nhà Xuất khẩu Cà phê Brazil (CECAFE). Sự gia tăng trong xuất khẩu chủ yếu đến từ Arabica dạng hạt với 1,02 triệu bao, tăng 17,5 % so với mức 866.254 bao trong cùng kỳ tháng 8.
Hoạt động thu hoạch cà phê nói chúng và Arabica nói riêng tại Brazil mức kết thúc vào đầu tháng 9 nên hiện tại nguồn cung mặt hàng này đang sẵn có để nông dân có thể đẩy mạnh xuất khẩu.
Giá đồng có thể tăng nhờ dữ liệu kinh tế tích cực của Trung Quốc
Nối tiếp đà tăng của phiên trước, giá đồng mở cửa với lực mua chiếm ưu thế nhờ loạt dữ liệu kinh tế tích cực của Trung Quốc. Dự báo đà tăng của giá đồng sẽ tiếp tục được duy trì trong cả phiên hôm nay.
Vào sáng nay, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) tuyên bố cắt giảm lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải dự trữ lần thứ hai trong năm nay, nhằm hỗ trợ nền kinh tế. PBOC cho biết tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) sẽ được cắt giảm 25 điểm cơ bản. Điều này đã giúp củng cố tâm lý nhà đầu tư sau khoảng thời gian Chính phủ Trung Quốc chỉ ban hành biện pháp kích thích quy mô nhỏ.
Đáng chú ý, Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) đã công bố một loạt số liệu cho thấy sức khỏe nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có sự cải thiện.
Cụ thể, sản lượng công nghiệp tháng 8 đã tăng 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn 0,5 điểm phần trăm so với dự báo và và 0,8 điểm phần trăm so với tháng 7. Con số này cũng phản ánh mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 4/2023.
Dữ liệu khác cho thấy mức tiêu dùng của Trung Quốc dần phục hồi trong mùa du lịch hè, với doanh số bán lẻ tăng 4,6% trong tháng 8, cao hơn nhiều so với kỳ vọng là 3% và là mức cao nhất kể từ tháng 5/2023.
Mặc dù các dữ liệu có mức tăng tích cực trong tháng 8 nhờ vào cơ sở so sánh thấp, vì phần lớn các thành phố của Trung Quốc vẫn bị phong tỏa do dịch COVID-19 vào năm 2022. Tuy nhiên, các số liệu đều tích cực hơn dự báo, cho thấy nền kinh tế nước này đang có sự cải thiện nhanh hơn một chút so với dự kiến.
Đồng thời, nhiều chuyên gia cho rằng kinh tế Trung Quốc đang dần phục hồi sau giai đoạn suy thoái tồi tệ nhất trong mùa hè này. Dữ liệu trước đó cũng đã chỉ ra đà giảm của tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu hàng hóa dần thu hẹp trong tháng 8, trong khi lĩnh vực sản xuất và dịch vụ cải thiện.
Do vậy, dấu hiệu khởi sắc của nền kinh tế trị giá 18 nghìn tỷ USD cũng củng cố cho triển vọng tiêu thụ đồng tại nước này, từ đó hỗ trợ cho giá. Đáng chú ý, NBS vào sáng nay cũng cho biết hoạt động sản xuất 10 kim loại màu (bao gồm đồng, nhôm, chì,,,) đạt tổng cộng 6,29 triệu tấn, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái, là mức cao nhất mọi thời đại.
Dầu có thể chững lại vào phiên cuối tuần khi tâm lý thị trường thận trọng hơn
Trong phiên hôm qua, giá dầu tiếp tục được hỗ trợ tăng vượt qua các mốc kháng cự quan trọng 89,5 USD/thùng. Các lo ngại thiếu hụt nguồn cung vẫn đang là tâm điểm tác động đến xu hướng giá hiện tại.
Trong các báo cáo mới nhất cả OPEC và IEA đều đưa ra các dự báo về thiếu hụt nguồn cung dầu trong giai đoạn cuối năm 2023, điều này gây ra những lo ngại làm gián đoạn chuỗi cung ứng và tác động đến sự phục hồi các hoạt động sản xuất hiện tại.
Trong khi đó, diễn biến của đồng USD sẽ có tác động đến chi phí của các quốc gia nhập khẩu dầu, điều này gián tiếp tác động khiến cho nhu cầu dầu có thể giảm. Tuy nhiên, theo báo cáo của OPEC và IEA cho thấy nhu cầu vẫn đang có dấu hiệu tăng mặc dù giai đoạn mùa hè sắp qua đi. Như vậy có thể đánh giá tổng quan nhu cầu thực tế sẽ còn có thể được hỗ trợ, trong khi nguồn cung được dự báo sẽ giảm có thể dẫn đến những lo ngại giá dầu sẽ còn tiếp tục tăng trong tháng 9.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể sẽ chưa đi đến quyết định dừng hẳn quá trình tăng lãi suất hiện tại. Mặc dù thị trường đã gần như chắc chắn việc sẽ không tăng lãi suất trong tháng 9 này nhưng vẫn có thể còn tăng trong cuộc họp tháng 11 tới đây.
Trong phiên hôm nay không có quá nhiều tin tức tác động mạnh đến giá dầu, do đó tâm lý thị trường có thể sẽ ôn hòa hơn và có phần thận trọng trước khi kết thúc tuần và chờ đợi cuộc họp chính sách tiền tệ của FED diễn ra trong tuần tới.

Nguồn:Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)

Tags: Tin mxv
Link gốc