menu search
Đóng menu
Đóng

Toàn cảnh thị trường cà phế thế giới dưới tác động của Covid-19

14:52 07/04/2020

Vinanet - Giá cà phê arabica quý I/2020 tăng trong khi robusta giảm. Lo sợ dịch bệnh khiến người dân ở trong nhà và các hàng quán đóng cửa làm giảm mạnh tiêu thụ cà phê, nhất là loại hòa tan. Tuy nhiên, đối với các nhà sản xuất và chế biến cà phê, nhất là loại rang xay, nỗi lo của họ là thiếu cung nguyên liệu do các nước áp dụng chính sách hạn chế đi lại và dóng cửa biên giới để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Trong thời gian tới, thị trường cà phê thế giới sẽ còn tiếp tục biến động do ảnh hưởng của Covid-19. Các nhà đầu tư hiện vẫn đang theo dõi sát diễn biến dịch Covid-19 ở các khu vực sản xuất cà phê, nhất là ở Châu Phi và Mỹ Latinh.
Giá robusta giảm dần trong suốt quý I/2020 do dịch bệnh khiến người dân được yêu cầu ở yên trong nhà và các nhà hàng phải đóng cửa. Kết thúc tháng 3, robusta kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn London có giá 1.186 USD/tấn, tương đương giảm khoảng 12% trong quý đầu năm.
Điều này được lý giải bởi trong 2 tháng đầu năm, dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ ở Trung Quốc, nơi 95% cà phê tiêu thụ là loại hòa tan.

Một số thị trường nhập khẩu cà phê quan trọng

Thứ tự về tiêu thụ cà phê

Thứ tự trên thế giới về số ca nhiễm Covid-19 tới 6/4

Mỹ

nước tiêu thụ cà phê số 1 thế giới (86.207 triệu USD)

1

Tây Ban Nha

 

2

Italy

 

3

Đức

nước tiêu thụ cà phê lớn thứ 5 thế giới (22.597 triệu USD)

4

Pháp

 

5

Trung Quốc

nước tiêu thụ cà phê lớn thứ 11 thế giới (9.124 triệu USD)

6

Thụy Sỹ

 

10

Canada

nước tiêu thụ cà phê lớn thứ 4 thế giới (24.425 triệu USD)

13

Hàn Quốc

 

17

Nga

 

20

Nhật Bản

nước tiêu thụ cà phê lớn thứ 3 thế giới (38.399 triệu USD)

30

Philippines

 

34

Nguồn: worldometers.info

Dịch bệnh sau đó lan nhanh ra toàn thế giới. Trên toàn cầu, cà phê uống liền cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tiêu thụ cà phê.
Trung Quốc là thị trường cà phê lớn thứ 11 thế giới với trị giá hiện ước khoảng 9.124 triệu USD, đồng thời là nước nhập khẩu lớn thứ 11 thế giới với trị giá ước tính 2.650 nghìn bao (trong năm 2019/20), trong đó riêng nhập khẩu robusta đứng thứ 3 thế giới với khoảng ước tính 1.500 bao trong vụ 2019/20. Do đó, dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới Thị trường robusta thế giới. Dịch bệnh nghiêm trọng buộc hãng Starbucks phải đóng cửa hơn 2000 cửa hàng tại Trung Quốc hồi cuối tháng 1/2020 – điều chắc chắn sẽ khiến nhập khẩu cà phê của Trung Quốc sụt giảm vì tiêu thụ giảm sâu, giữa bối cảnh sản lượng cà phê niên vụ 2020/2021 (kết thúc vào tháng 9/2021) của Brazil dự báo sẽ bội thu theo chu kỳ, khiến nhà đầu tư lo ngại sẽ xảy ra tình trạng dư cung đối với mặt hàng này.
Cà phê đang dần trở thành đồ uống quen thuộc với người tiêu dùng Trung Quốc. Starbucks đã mở các cửa hàng trên khắp nước này. Tương tự, các chuỗi cửa hàng của Luckin Coffee cũng trở nên phổ biến ở khắp các nơi của Trung Quốc. Tuy nhiên, so với các nước tiêu thụ cà phê lớn khác thì thị trường Trung Quốc mới ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, người tiêu dùng chủ yếu vẫn sử dụng cà phê hòa tan.

Thị trường

Số cốc cà phê tiêu thụ trung bình mỗi người/năm

Phần Lan

1,459

Thụy Điểm

1,117

Hà Lan

1,071

Na Uy

1,051

Đan Mạch

982

Áo

850

Pháp

735

Đức

731

Mỹ

400

Nhật Bản

360

Hàn Quốc

140

Trung Quốc

5

http://www.sprcoffee.com/Market.html

Trên thế giới, trung bình có tới 75% cà phê tiêu thụ tại các nhà hàng, trong khi tiêu thụ ở nhà chỉ chiếm khoảng ¼.

Khác với Nhật Bản, người Trung Quốc không có thói quen uống cà phê tại nhà mà ưa chuộng việc thưởng thức ở cửa hàng. Do đó, tiêu thụ cà phê tại nước này đã giảm rất nhanh vào đầu năm nay.
Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo tiêu thụ cà phê của Trung Quốc sẽ tăng 51% lên 3,3 triệu bao (1 bao = 60 kg) trong khoảng từ tháng 9/2014 đến tháng 9/2020. Tuy nhiên, sự lây lan của Covid-19 đã khiến tất cả các cửa hàng ở Trung Quốc đóng cửa.Diễn biến giá arabica trong hơn một tháng đầu năm 2020 cùng chiều với robusta do tâm lý hoang mang vì lo sợ về dịch bệnh. Tính từ đầu năm 2020 đến ngày 4/2/2020, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tương lai trên sàn liên lục địa ICE giảm 25%, xuống 98,15 US cent.
Tại Nhật Bản là nước tiêu thụ cà phê rang xay lớn trên thế giới. Thị trường cà phê Nhật Bản đã từng tăng trưởng mạnh mẽ cho đến giữa những năm 2000, khi đạt hơn 7 triệu bao và trở thành quốc gia tiêu thụ cà phê lớn thứ 4 trên thế giới, với mức tiêu thụ bình quân đầu người 3,5 kg. Sau quá trình phát triển kéo dài 30-40 năm, Nhật Bản có một nền văn hóa ẩm thực cà phê tiên tiến, chủ yếu là cà phê Arabica, và năng lực chế biến rất phát triển.
Sử dụng cà phê tại Nhật Bản trong những tuần qua đã giảm đáng kể. Mặc dù sử dụng cà phê của Nhật Bản những năm gần đây giảm xuống, song đây sẽ vẫn là nước tiêu thụ cà phê hạt lớn thứ 4 thế giới, với bình quân 8,1 triệu bao trong năm 2019/20 (kết thúc vào tháng 9/2020). Đại diện một công ty đồ uống Nhật Bản cho biết, với lượng khách du lịch nước ngoài đến Nhật Bản giảm và nhiều người hạn chế ra khỏi nhà, doanh số của các khách sạn, nhà hàng, quán bar ở các điểm du lịch lớn đã giảm đi nhiều.
Dịch Covid-19 đã lên đến đỉnh điểm ở Trung Quốc vào cuối tháng 2/2020, nhưng bắt đầu bùng phát ở các nơi khác trên thế giới. Nhưng trái ngược với sự giảm mạnh giá của robusta cũng như nhiều mặt hàng, giá cà phê arabica quý I/2020 tăng khá mạnh. Arabica kết thúc quý I/2020 ở mức giá 1,1955 USD/lb. Đây là một trong số ít ỏi những mặt hàng tăng giá ở quý đầu tiên của năm nay với mức tăng 7%. Điều này hoàn toàn trái ngược với xu hướng giá dầu thô (giảm 50%) và giá chứng khoán Dow Jones (giảm 15%).Brazil là nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, và Trung Quốc là thị trường tiêu thụ cà phê hạt số 1 của nước này. Đồng real giảm mạnh nhất trong số các loại tiền tệ so với USD ở quý I/2020, với mức giảm 22,6%, tạo thuận lợi cho các nhà xuất khẩu cà phê Bazil tăng sức cạnh tranh ở thị trường nước ngoài.
Lo ngại thiếu cung nguyên liệu trong thời gian tới, các nhà nhập khẩu cà phê ở một số nước tiêu thụ lớn đang tích cực dự trữ mặt hàng này đề phòng trường hợp thiếu cung do dịch Covid-19 gây gián đoạn chuỗi cung ứng. Điều này thể hiện ở lượng cà phê lưu trữ ở hệ thống kho của sàn liên lục địa ICE giảm mạnh, trong khi giá arabica tăng lên.
Những thị trường tiêu thụ cà phê hàng đầu thế giới đều nằm trong top những nước đang đứng đầu về số ca nhiễm Covid-19.

Một số thị trường xuất khẩu cà phê quan trọng

Thứ tự trên thế giới về số ca nhiễm Covid-19 tới 6/4

Brazil

15

Malaysia

32

Indonesia

38

Mexico

39

Peru

37

Colombia

50

Honduras

96

Việt Nam

101

Ấn Độ

24

Uganda

138

Ethiopia

141

Nguồn: worldometers.info

Dự báo của USDA về xuất khẩu cà phê thế giới (báo cáo công bố tháng 12/2019)

 ĐVT: Nghìn bao (1 bao = 60 kg)

 

2015/16

2016/17

2017/18

2018/19

2019/20

Cà phê hạt

 

 

 

 

 

Brazil

31,870

29,325

26,936

37,376

32,000

Việt Nam

26,950

25,000

25,250

24,700

25,500

Colombia

11,490

12,700

11,700

12,500

12,700

Indonesia

7,938

7,309

6,940

4,907

6,300

Honduras

5,000

7,175

7,225

6,910

6,200

Peru

3,300

4,025

4,185

4,300

4,300

Ethiopia

3,405

3,853

3,893

3,980

4,000

Uganda

3,500

4,600

4,500

4,600

4,000

Ấn Độ

4,063

4,273

4,127

4,000

3,830

Guatemala

3,040

3,325

3,460

3,550

3,300

Các thị trường khác

12,414

12,216

12,917

13,271

13,251

Tổng cộng

112,970

113,801

111,133

120,094

115,381

Cà phê rang và cà phê rang xay

 

 

 

 

 

Liên minh Châu Âu

1,260

1,395

1,450

1,340

1,500

Thụy Sỹ

1,040

1,150

1,225

1,410

1,300

Việt Nam

550

550

550

550

550

Mexico

200

155

180

180

190

Colombia

100

155

175

300

100

Indonesia

48

65

70

43

55

Panama

45

30

30

25

25

Brazil

28

31

20

23

20

Trung Quốc

56

180

30

25

20

Nicaragua

10

10

10

15

15

Các thị trường khác

80

16

10

15

16

Tổng cộng

3,417

3,737

3,750

3,926

3,791

Cà phê hòa tan

 

 

 

 

 

Brazil

3,645

3,725

3,494

4,023

3,300

Malaysia

2,975

2,940

3,075

3,125

3,100

Việt Nam

2,000

2,000

2,100

2,150

2,200

Ấn Độ

1,625

1,880

2,017

1,836

1,870

Indonesia

1,910

800

1,000

1,200

1,050

Mexico

840

970

1,000

1,000

1,000

Colombia

800

900

850

900

900

Liên minh Châu Âu

520

510

680

780

700

Thái Lan

960

850

650

530

600

Trung Quốc

632

605

490

350

400

Các thị trường khác

1,094

829

907

735

725

Tổng cộng

17,001

16,009

16,263

16,629

15,845

Tổng xuất khẩu

 

 

 

 

 

Brazil

35,543

33,081

30,450

41,422

35,320

Việt Nam

29,500

27,550

27,900

27,400

28,250

Colombia

12,390

13,755

12,725

13,700

13,700

Indonesia

9,896

8,174

8,010

6,150

7,405

Honduras

5,000

7,175

7,225

6,910

6,200

Ấn Độ

5,693

6,158

6,148

5,840

5,705

Peru

3,300

4,025

4,185

4,300

4,300

Ethiopia

3,405

3,853

3,893

3,980

4,000

Uganda

3,500

4,600

4,500

4,600

4,000

Mexico

2,340

2,865

3,220

2,905

3,340

Các thị trường khác

22,821

22,311

22,890

23,442

22,797

Tổng cộng

133,388

133,547

131,146

140,649

135,017

Tại những nước xuất khẩu lớn như Brazil, Colombia…, giá cà phê trong nước đều đang tăng nhanh.

Giá cà phê trên thị trường nội địa Brazil đã tăng lên mức cao gần kỷ lục, khoảng 550 real/1 bao 60 kg; giá người trồng bán tại vườn cũng trên 500 real/bao.
Mức cộng giá cà phê arabica của Honduras so với giá trên sàn ICE hiện là 20 US cent, cao nhất từ trước tới nay. Honduras chỉ chiếm gần 10% sản lượng arabica toàn cầu, nhưng chiếm 3/4 tổng lượng cà phê lưu trữ xác nhận ở kho của ICE.
Giá cà phê ở các nước khác cũng tăng mạnh. Hiện nguồn cung ở cả Guatemala, Honduras đều khan hiếm và phải tới tháng 5 hoặc tháng 6 mới dồi dào sau khi thu hoạch.
Hiện Colombia bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê và nhận được rất nhiều đơn hàng yêu cầu giao ngay, trong khi năng lực vận chuyển bị hạn chế và càng gặp khó khăn do các lệnh phong tỏa. Giám đốc vụ trách thị trường Colombia của hãng xuất khẩu cà phê đặc biệt Caravela Coffee cho biết: "Mọi người đang cố gắng tăng tốc độ mua mọi thứ", ông Carlos de Valdenebro.
Kết thúc tháng 3/2020, tại Việt Nam, người trồng cà phê ở Tây Nguyên bán với giá 31.500 đồng/kg, tăng 1.500 đồng so với thời điểm giá thấp ở đầu tháng 2/2020; mức cộng giá cà phê robusta của Việt Nam so với giá tham chiếu trên sàn London ở mức 150 USD/tấn, gấp 3 lần so với đầu năm 2020; của Indonesia cũng đạt 200 – 250 USD/tấn.
Trang Reuters dẫn nguồn tin từ một doanh nghiệp nhập khẩu cà phê lớn ở Mỹ cho biết, các nhà rang xay cà phê Mỹ đang rất tích cực nhận nguyên liệu từ các nước xuất xứ, chẳng hạn như từ khu vực Trung Mỹ. “Chúng tôi đã nhận được đơn hàng từ tất cả các thị trường tiêu thụ lớn như Mỹ, Nhật Bản, Đức”, trong những hãng xuất khẩu cà phê lớn nhất Brazil cho biết.
Các nước sản xuất cà phê dự báo sẽ có vụ mùa cao kỷ lục. Nhiều công ty nghiên cứu dự báo Brazil – nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới – sẽ sản xuất 67 - 69 triệu bao cà phê trong năm 2020/21, vượt mức kỷ lục 64,8 triệu bao của năm 2018/19. Sản lượng của Việt Nam, nước sản xuất cà phê lớn thứ 2 thế giới, dự báo cũng sẽ đạt năng suất cao trong vụ 2020/21. Những thông tin này đã gây áp lực giảm giá cà phê trong nửa đầu của quý I/2020.
Theo các nhà phân tích độc lập, nguồn cung hiện tại vẫn bình thường, và năm 2019/20 cũng như năm tiếp theo dự báo cũng sẽ không thiếu thốn. Trong khi đó, tiêu thụ cà phê trên toàn cầu có nguy cơ giảm trong năm nay.
Tuy nhiên, giá arabica tăng chủ yếu do khó khăn trong việc vận chuyển. Bên cạnh đó, các khu vực trồng cà phê cũng như các nhà rang xay đều lo ngại dịch bệnh có thể gây thiếu hụt lao động. Ở các khu vực sản xuất trọng điểm như Trung và Nam Mỹ, việc thu hoạch cà phê vẫn chưa được cơ giới hóa, chủ yếu do con người làm. Trong khi đó, vụ thu hoạch bắt đầu từ tháng 4, sẽ cao điểm vào tháng 5, mà 1/2 dân số thế giới vẫn đang được khuyến cáo ở yên trong nhà.
Dự báo của USDA về sản lượng cà phê thế giới (báo cáo công bố tháng 12/2019)
ĐVT: Nghìn bao (1 bao = 60 kg)

 

2015/16

2016/17

2017/18

2018/19

2019/20

2019/20

Arabica

 

 

 

 

 

 

Brazil

36,100

45,600

38,500

48,200

41,000

39,900

Colombia

14,000

14,600

13,825

13,870

14,300

14,300

Ethiopia

6,510

6,943

7,055

7,250

7,350

7,350

Honduras

5,300

7,510

7,600

7,200

6,500

6,500

Peru

3,500

4,225

4,375

4,400

4,500

4,500

Mexico

2,125

3,100

3,800

3,600

4,350

4,350

Guatemala

3,125

3,400

3,600

3,700

3,500

3,500

Trung Quốc

1,900

1,800

1,925

2,200

2,300

2,300

Nicaragua

2,100

2,600

2,700

2,600

2,300

2,300

Costa Rica

1,625

1,300

1,525

1,300

1,375

1,375

Indonesia

1,500

1,300

1,000

1,200

1,250

1,250

Ấn Độ

1,725

1,583

1,583

1,470

1,485

1,250

Việt Nam

1,100

1,100

1,026

1,050

1,400

1,120

Papua New Guinea

700

1,065

760

825

850

850

Kenya

750

815

715

775

650

775

Các thị trường khác

4,280

4,585

4,056

4,243

4,170

4,145

Tổng cộng

86,340

101,526

94,045

103,883

97,280

95,765

Robusta

none

 

 

 

 

 

Việt Nam

27,830

25,600

28,274

29,350

29,100

31,105

Brazil

13,300

10,500

12,400

16,600

18,300

18,100

Indonesia

10,600

9,300

9,400

9,400

9,450

9,450

Ấn Độ

4,075

3,617

3,683

3,700

4,000

3,910

Uganda

2,900

4,000

3,600

4,000

3,500

3,500

Malaysia

2,200

2,100

2,100

2,100

2,000

2,000

Cote d'Ivoire

1,600

1,090

1,250

2,000

1,800

1,800

Thailand

700

800

700

650

700

700

Tanzania

500

500

550

600

600

600

Lào

475

410

450

460

475

475

Các thị trường khác

2,419

2,261

2,179

1,897

1,925

1,925

Tổng cộng

66,599

60,178

64,586

70,757

71,850

73,565

Tổng sản lượng

 

 

 

 

 

 

Brazil

49,400

56,100

50,900

64,800

59,300

58,000

Việt Nam

28,930

26,700

29,300

30,400

30,500

32,225

Colombia

14,000

14,600

13,825

13,870

14,300

14,300

Indonesia

12,100

10,600

10,400

10,600

10,700

10,700

Ethiopia

6,510

6,943

7,055

7,250

7,350

7,350

Honduras

5,300

7,510

7,600

7,200

6,500

6,500

Ấn Độ

5,800

5,200

5,266

5,170

5,485

5,160

Mexico

2,300

3,300

4,000

3,800

4,550

4,550

Peru

3,500

4,225

4,375

4,400

4,500

4,500

Uganda

3,650

5,200

4,350

4,800

4,250

4,250

Guatemala

3,295

3,570

3,780

3,800

3,600

3,600

Nicaragua

2,125

2,625

2,730

2,640

2,340

2,340

Trung Quốc

1,900

1,800

1,925

2,200

2,300

2,300

Malaysia

2,200

2,100

2,100

2,100

2,000

2,000

Cote d'Ivoire

1,600

1,090

1,250

2,000

1,800

1,800

Costa Rica

1,625

1,300

1,525

1,300

1,375

1,375

Tanzania

1,100

1,050

1,150

1,300

1,250

1,250

Papua New Guinea

750

1,115

810

875

900

900

Kenya

750

815

715

775

650

775

Thái Lan

700

800

700

650

700

700

El Salvador

560

600

660

650

650

650

Venezuela

500

530

575

585

600

600

Lào

475

410

450

460

475

475

Philippines

425

475

450

425

450

450

Cameroon

625

500

425

350

350

350

Các thị trường khác

2,819

2,546

2,315

2,240

2,255

2,230

Tổng cộng

152,939

161,704

158,631

174,640

169,130

169,330

Tiêu thụ cà phê toàn cầu trong thời gian tới có thể sẽ còn tiếp tục giảm. Nhiều nhà phân tích cho rằng từ nay đến giữa năm 2020, giá cà phê sẽ còn giảm nữa.

 Dự báo của USDA về nhập khẩu cà phê thế giới (báo cáo công bố tháng 12/2019)

ĐVT: Nghìn bao (1 bao = 60 kg)

 

2015/16

2016/17

2017/18

2018/19

2019/20

Cà phê hạt

 

 

 

 

 

Liên minh Châu Âu

46,150

46,050

47,430

49,075

48,000

Mỹ

25,100

25,810

24,450

27,150

26,200

Nhật Bản

7,280

7,000

6,500

7,370

7,000

Canada

2,800

3,030

3,035

3,135

3,000

Nga

2,430

2,710

2,860

3,070

2,900

Thụy Sỹ

2,460

2,600

2,750

2,810

2,800

Hàn Quốc

2,280

2,500

2,400

2,480

2,450

Algeria

2,275

2,165

2,270

2,300

2,400

Malaysia

1,440

1,510

1,575

1,825

1,700

Australia

1,425

1,415

1,540

1,610

1,600

Các thị trường khác

13,428

12,480

14,228

14,912

14,405

Tổng cộng

107,068

107,270

109,038

115,737

112,455

Rang và rang xay

 

 

 

 

 

Việt Nam

20

340

400

500

500

Nga

315

325

390

475

475

Ukraine

250

260

280

360

325

Canada

375

220

285

350

300

Trung Quốc đại lục

460

945

385

250

300

Hàn Quốc

185

225

245

290

300

Mỹ

0

160

115

370

200

Australia

155

190

160

165

165

Nauy

130

125

140

135

130

Đài Loan (Trung Quốc)

95

105

120

110

110

Các thị trường khác

398

452

470

470

480

Tổng cộng

2,383

3,347

2,990

3,475

3,285

Hòa tan

 

 

 

 

 

Philippines

5,500

6,000

5,500

5,500

5,500

Canada

1,370

1,300

1,430

1,400

1,550

Trung Quốc

1,615

1,800

1,585

1,525

1,500

Nga

1,650

1,705

1,215

1,400

1,300

Nhật Bản

810

925

1,140

860

1,000

Indonesia

644

391

828

983

850

Iran

210

300

560

300

400

Ukraine

470

440

425

365

400

Mỹ

85

500

210

500

400

Nam Phi

250

265

315

360

325

Các thị trường khác

2,412

2,269

2,638

2,751

2,640

Tổng cộng

15,016

15,895

15,846

15,944

15,865

Nhập khẩu

 

 

 

 

Liên minh Châu Âu

46,150

46,050

47,430

49,075

48,000

Mỹ

25,185

26,470

24,775

28,020

26,800

Nhật Bản

8,195

8,030

7,720

8,320

8,100

Philippines

6,185

6,420

6,100

6,100

6,100

Canada

4,545

4,550

4,750

4,885

4,850

Nga

4,395

4,740

4,465

4,945

4,675

Thụy Sỹ

2,460

2,600

2,750

2,810

2,800

Hàn Quốc

2,465

2,725

2,645

2,770

2,750

Trung Quốc

2,938

3,552

2,785

2,625

2,650

Algeria

2,320

2,205

2,300

2,340

2,440

Các thị trường khác

19,629

19,170

22,154

23,266

22,440

Tổng cộng

124,467

126,512

127,874

135,156

131,605

Các nguồn tham khảo:

https://apac1.apps.cp.thomsonreuters.com/

https://asia.nikkei.com/Business/Markets/Commodities/Coffee-bean-prices-slump-as-consumers-stay-home-over-coronavirus-fears

https://apps.fas.usda.gov/psdonline/circulars/coffee.pdf

https://economictimes.indiatimes.com/news/economy/foreign-trade/likely-drop-in-indias-coffee-exports-as-coronavirus-fear-spreads/articleshow/74524185.cms?from=mdr

https://www.worldometers.info/coronavirus/

https://www.statista.com/outlook/30010000/117/coffee/china

Nguồn:VITIC tổng hợp