menu search
Đóng menu
Đóng

Tổng hợp các bản tin ngày 29/12/2022 của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam

18:24 29/12/2022

Dưới đây là các tin phân tích diễn biến thị trường của một số mặt hàng nguyên liệu (Nông sản, Nguyên liệu công nghiệp, Kim loại, Năng lượng) trên thị trường thế giới trong phiên giao dịch ngày 29/12/2022.
 
Kỳ vọng về nhu cầu sản xuất thức ăn chăn nuôi của Trung Quốc cải thiện sẽ là yếu tố hỗ trợ cho giá đậu tương
Mở cửa phiên giao dịch ngày 29/12, giá đậu tương chỉ giằng co nhẹ trên hỗ trợ tâm lí 1500. Phiên hôm qua đã xác nhận giá phá vỡ khỏi vùng giằng co đi ngang trong suốt vài tuần vừa qua. Chính những lo ngại đốivới mùa vụ đậu tương đang chịu hạn hán nghiêm trọng ở Argentina đã đẩy giá tăng lên, đặc biệt là khi cây trồng đang bước vào giai đoạn phát triển quan trọng nhất vào tháng 1, 2 hàng năm. Bên cạnh đó, triển vọng nhu cầu đậu tương cũng đang dần có những tín hiệu và kỳ vọng lạc quan hơn.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc thông báo sẽ hạ cấp độ ứng phó Covid-19, ngừng cách ly bắt buộc với hành khách nhập cảnh nước này từ ngày 8/1/2023. Động thái trên được coi là bước tiếp theo nhằm nới lỏng dần chiến lược "Zero Covid" được Trung Quốc duy trì gần 3 năm qua, chuyển sang sống chung với dịch bệnh. Theo báo cáo của ngân hàngGoldman Sachs, việc Trung Quốc mở cửa có thể mang lại tác độngtích cực nhất lên du lịch quốc tế, rồi đến hàng hóa nhập khẩu. Chính sách phong tỏa tại Trung Quốc là một trong những lý do chính tạo sức ép lên giá đậu tương trong vài tháng qua. Nhu cầu thức ăn chăn nuôi của nước này năm nay cũng giảm do biên lợi nhuận ép dầu chỉ đạt mức âm. Vì thế, việc Trung Quốc tái gia nhập thị trường được kì vọng sẽ thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu đậu tương trong năm tới. Và nếu khối lượng mua hàng của Mỹ dần tăng lên trong các báo cáo Export Sales hàng tuần thì đây sẽ là yếu tố “bullish” mạnh tới giá đậu tương.
Ngược lại, áp lực cạnh tranh ngắn hạn từ nguồn cung ở Argentina lại đang cản trở đà tăng của giá. Bộ Nông nghiệp Argentina cho biết, từ 15/12-21/12, các nhà sản xuất đã bán 730,300 tấn đậu tương, một trong những số liệu bán hàng hàng tuần cao nhất được ghi nhận trong những tháng gần đây nhờ chính sách tỷ giá hối đoái ưu đãi. Tuy nhiên, vì không phải yếu tố bất ngờ nên tác động “bearish” từ thông tin này sẽ hạn chế.
Thông tin cơ bản diễn biến trái chiều, giá cà phê Robusta khả năng cao sẽ giằng co trong phiên hôm nay
Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/12, hai mặt hàng giá cà phê diễn biến trái chiều. Trong khi Arabica bật tăng mạnh gần 4% do những lo ngaị lượng mưa lớn cục bộ ảnh hưởng đến sản lượng cà phê niên vụ tới tại Brazil, Robusta sụt giảm gần 3% khi tỷ giá USD/VND tăng mạnh khích thích việc bán hàng cục nông dân Việt Nam và tồn kho đạt chuẩn trên ICE bất ngờ tăng mạnh.
Việt Nam có một năm xuất khẩu cà phê thuận lợi khi theo ước tính của Tổng cục Thống kê, năm 2022 nước ta có xuất khẩu được 1.72 triệu tấn cà phê với kim ngạch gần 4 tỷ USD, tăng 10.1% về lượng và 28.3% về giá trị so với năm 2021. Tuy vậy, số liệu xuất khẩu trong tháng 12 được ước tính vào khoảng 140,000 tấn, giảm hơn 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Số liệu này như phản ánh tình trạng nhu cầu đẩy hàng ra thị trường đang kém hơn năm ngoái của Việt Nam.
Được biết, hiện tại Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu Robusta số 1 thế giới và cũng là quốc gia cung ứng hàng đầu duy nhất đang trong vụ thu hoạch cũng như có sẵn nguồn cung để đẩy ra thị trường. Việc chậm chạp trong bán hàng và xuất khẩu có thể khiến thị trường rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong ngắn hạn, đặc biệt khi nhu cầu đối với Robusta tăng lên khi người tiêu dùng có xu hướng chuyển dịch từ việc sử dụng Arabica sang mặt hàng này trước những lo ngại suy thoái kinh tế cận kề.
Cùng với đó, sản lượng cà phê tại Uganda, quốc gia xuất khẩu Robusta hàng đầu thế giới cũng đang đứng trước nguy cơ suy yếu do thời tiết khô hạn tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển và phá hủy mùa màng.
Như vậy, việc nguồn cung ở mức thấp trong khi nhu cầu vẫn tiến triển tích cực sẽ tạo điều kiện giúp giá Robusta trở lại đà tăng.
Tuy nhiên, lượng tồn kho đạt chuẩn Robusta trên Sở ICE London tăng đột biết từ mức 63.6 nghìn bao lên hơn 128.68 nghìn bao sau 3 ngày nghỉ cuối tuần và lễ giáng sinh. Lượngtoồn kho hiện tại đã vượt xa mức 93.7 nghìn bao hồi đầu niên vụ. Điều này sẽ phần nào hạn chế đà tăng của giá.
Giá dầu nhiều khả năng vẫn sẽ gặp áp lực khi thiếu vắng thông tin cơ bản hỗ trợ mạnh
Dầu thô tiếp tục xu hướng suy yếu trong phiên ngày hôm nay trước những mối lo ngại về tác động của giải pháp mở biên trong kế hoạch nới lỏng Covid-19 của Trung Quốc. Một số quốc gia, điển hình như Mỹ đã đưa ra thông báo khách du lịch Trung Quốc cần phải có kết quả xét nghiệm âm tính để được nhập cảnh. Trong khi tại Trung Quốc, đỉnh dịch đang được dự báo sẽ rơi vào dịp Tết Nguyên Đán sắp tới. Các ca nhiễm bùng nổ vẫn sẽ là yếu tố gây cản trở sức tiêu thụ và sản xuất trong ngắn hạn. Điều này đang làm lu mờ niềm lạc quan về sự phục hồi nhu cầu ở Trung Quốc, từ đó gây áp lực đến giá dầu.
Theo dữ liệu từ Bloomberg, các chuyến bay theo lịch trình vào Trung Quốc trong tháng 1, tháng 2 và tháng 3 tăng không quá 2.9% trong tuần này so với tuần trước. Các dịch vụ nhập cảnh trong thời gian còn lại của năm ít thay đổi, một dấu hiệu cho thấy việc Trung Quốc nới lỏng các hạn chế kiểm dịch từ ngày 8/1 vẫn chưa thuyết phục được các hãng hàng không thực hiện những thay đổi đáng kể đối với lịch trình của họ.
Yếu tố có thể hỗ trợ giá trong thời điểm hiện tại là những rủi ro từ nguồn cung dầu phía Nga. Tuy nhiên, với mức trần giá 60 USD/thùng, việc Tổng thống Nga Putin ký sắc lệnh không cung cấp dầu và các sản phẩm từ dầu cho các quốc gia áp dụng trần giá sẽ tạm thời chưa gây ra quá nhiều tác động đáng kể khi dầu Urals hàng đầu của Nga theo dữ liệu mới nhất đang được giao dịch với mức chiết khấu khoảng hơn 50 USD/thùng.
Giá đồng có thể tiếp tục giảm khi tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc đè nặng lên triển vọng tiêu thụ
Thị trường đồng tiếp tục biến động với biên độ hẹp trong sáng nay. Sau khi đạt mức cao nhất trong vòng 2.5 tháng vào phiên 27/12, giá đồng đã giảm trở lại. Sức ép bán gia tăng mạnh mẽ vì những lo ngại về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc. Mặc dù triển vọng tiêu thụ cộng với lượng hàng tồn kho thấp là yếu tố hỗ trợ cho giá đồng trong trung và dài hạn, nhưng việc số ca nhiễm gia tăng sau khi các hạn chế chống dịch được nới lỏng khiến cho sức mua khó có thể cải thiện.
Dịch bệnh lan khắp các tỉnh như Hà Bắc và Quảng Đông đã gây gián đoạn hoạt động của các nhà máy sản xuất dây cáp đồng. Theo Shanghai Metal News, càng về cuối năm, hầu hết các doanh nghiệp càng thận trọng trong việc nhận đơn hàng khiến sản lượng đồng cũng giảm. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ đồng cũng suy yếu do thời tiết lạnh giá ở phía Bắc Trung Quốc. Nhiều nhà phân tích đánh giá việc nới lỏng các biện pháp kiểm soát COVID-19, khó thuận lợi cho tiêu thụ đồng trong dài hạn và đặt ra một thách thức với cả chuỗi sản xuất và tiêu thụ do số ca nhiễm gia tăng.
Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch mỏng khi kỳ nghỉ lễ Tết đang đến gần cũng khiến cho xu hướng thị trường không còn rõ ràng như trước đây.
Một yếu tố mang lại sự hỗ trợ cho thị trường đồng là việc vụ hỏa hoạn tại cảng Ventanas ở Chile đang làm ảnh hưởng đến việc vận chuyển sản phẩm từ các mỏ đồng lớn của Chile. Các nhà phân tích dự đoán rằng sự cố sẽ ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng đồng nội địa trong hai tháng. Bên cạnh đó, mặc dù vụ cháy cảng là một sự kiện ngắn hạn, nhưng nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá đồng dự kiến được vận chuyển vào tháng 1/2023.

Nguồn:Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV)

Tags: tin mxv