Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, tháng 11/2017 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm tăng 2,9% so với tháng 10, đạt 695,3 triệu USD – đây là tháng tăng thứ hai liên tiếp – nâng kim ngạch gỗ và sản phẩm 11 tháng 2017 lên 6,9 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2016.
Trong đó tháng 11 kim ngạch sản phẩm gỗ đạt 528,9 triệu USD, tăng 4,9% so với tháng 10, nâng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm 11 tháng 2017 lên 5,1 tỷ USD, tăng 12,7% so với cùng kỳ. Đối với thị trường EU, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm của Việt Nam sang quốc gia này chiếm 9,5%, các nước Đông Nam Á chiếm 1,3% và các nước khác (trừ EU-ASEAN) chiếm 30,3% tổng kim ngạch.
Mỹ là thị trường xuất khẩu chủ lực, chiếm 42,8% tổng kim ngạch đạt 2,9 tỷ USD, tăng 6,76% so với cùng kỳ. Đứng thứ hai là thị trường Trung Quốc đạt 964,4 triệu USD, tăng 6,76% và Nhật Bản tăng 5,14%, đạt 929,3 triệu USD.
Ngoài ra, xuất khẩu sang các thị trường như Hàn Quốc, Anh, Australia, Canada đều đạt kim ngạch trên 100 triệu USD.
Nhìn chung, thời gian này kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường đều có tốc độ tăng trưởng chiếm 69,2%, trong đó xuất sang thị trường Đan Mạch tăng mạnh nhất, tăng 47,47% đạt 20,1 triệu USD và ngược lại thị trường với kim ngạch suy giảm chiếm 30,7% và xuất sang Hongkong giảm mạnh, giảm 47,41% tương ứng với 16,6 triệu USD.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm 11 tháng 2017
Thị trường XK
|
11 tháng 2017 (USD)
|
11 tháng 2016 (USD)
|
So sánh (%)
|
Tổng
|
6.904.114.325
|
6.218.159.803
|
11,03
|
Mỹ
|
2.956.920.918
|
2.515.333.314
|
17,56
|
Trung Quốc
|
964.490.952
|
903.411.146
|
6,76
|
Nhật Bản
|
929.367.355
|
883.942.610
|
5,14
|
Hàn Quốc
|
596.368.092
|
518.440.507
|
15,03
|
Anh
|
262.603.229
|
278.977.396
|
-5,87
|
Australia
|
153.651.605
|
153.122.899
|
0,35
|
Canada
|
143.572.993
|
120.711.649
|
18,94
|
Đức
|
98.395.026
|
93.255.993
|
5,51
|
Pháp
|
92.812.052
|
86.850.783
|
6,86
|
Hà Lan
|
67.480.542
|
60.696.197
|
11,18
|
Đài Loan
|
54.609.401
|
59.634.394
|
-8,43
|
Ấn Độ
|
54.602.828
|
45.818.177
|
19,17
|
Malaysia
|
48.428.714
|
39.883.826
|
21,42
|
UAE
|
26.008.048
|
18.543.689
|
40,25
|
Thụy Điển
|
24.985.622
|
19.880.574
|
25,68
|
New Zealand
|
24.617.000
|
26.457.822
|
-6,96
|
Italy
|
24.274.535
|
22.221.660
|
9,24
|
Bỉ
|
24.062.162
|
24.532.006
|
-1,92
|
Tây Ban Nha
|
23.022.283
|
18.789.813
|
22,53
|
Thái Lan
|
22.274.604
|
21.084.652
|
5,64
|
Saudi Arabia
|
21.379.223
|
21.183.180
|
0,93
|
Đan Mạch
|
20.153.943
|
13.639.456
|
47,76
|
Singapore
|
17.317.200
|
15.450.955
|
12,08
|
Hồng Kông
(Trung Quốc)
|
16.615.810
|
31.594.346
|
-47,41
|
Ba Lan
|
13.658.398
|
14.194.437
|
-3,78
|
Thổ Nhĩ Kỳ
|
13.593.720
|
12.950.416
|
4,97
|
Kuwait
|
8.699.410
|
6.884.761
|
26,36
|
Mexico
|
8.525.622
|
11.213.551
|
-23,97
|
Nam Phi
|
8.373.873
|
6.858.331
|
22,10
|
Campuchia
|
6.914.530
|
10.892.747
|
-36,52
|
Na Uy
|
4.795.686
|
4.139.060
|
15,86
|
Hy Lạp
|
3.105.686
|
2.896.148
|
7,24
|
Nga
|
3.080.076
|
2.488.279
|
23,78
|
Bồ Đào Nha
|
1.964.191
|
2.041.420
|
-3,78
|
Phần Lan
|
1.095.477
|
1.698.469
|
-35,50
|
Áo
|
847.894
|
1.162.925
|
-27,09
|
Thụy Sỹ
|
766.588
|
966.339
|
-20,67
|
Séc
|
714.960
|
659.060
|
8,48
|
(tính toán số liệu từ TCHQ)
Để ngành gỗ Việt Nam phát triển bền vững, trước những thách thức và áp lực như: thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản là 2 trong 5 thị trường tiêu thụ các mặt hàng gỗ lớn nhất của Việt Nam, nếu đúng theo lộ trình của Chính phủ Hàn Quốc, cuối năm 2017 các nhà nhập khẩu Hàn Quốc bắt đầu phải thực hiện trách nhiệm giải trình về nguồn gốc gỗ. Tiến trình tương tự sẽ diễn ra ở Nhật Bản nhưng có thể muộn hơn, khoảng tháng 3-2018). Việc thực hiện các quy định này sẽ tác động trực tiếp đến tình hình xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường này. Từ tháng 5/2017, sau 6 năm đàm phán, Việt Nam đã chính thức ký tắt Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi lâm luật, quản trị và thương mại lâm sản giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (VPA/FLEGT). Thực thi Hiệp định này, Việt Nam sẽ đảm bảo toàn bộ các sản phẩm gỗ nằm trong danh mục đã được thống nhất giữa Chính phủ Việt Nam và EU, bao gồm cả các sản phẩm tiêu thụ tại thị trường nội địa và các sản phẩm xuất khẩu là các sản phẩm hợp pháp. Việc ký kết VPA/FLEGT là sự kiện đặc biệt quan trọng, có thể tạo ra những thay đổi căn bản ngành chế biến gỗ của Việt Nam, cho cả thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu, bao gồm cả các quốc gia cung gỗ nguyên liệu cho Việt Nam và các quốc gia tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ từ Việt Nam.
Theo ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia phân tích chính sách tại tổ chức Forest Trends, loại bỏ nguồn gỗ nguyên liệu rủi ro cao có nguồn gốc từ nhập khẩu, thay thế bởi các nguồn gỗ nguyên liệu “sạch” là nhu cầu cấp bách. Điều này không những nhằm đáp ứng với các yêu cầu hiện nay từ các thị trường xuất khẩu quan trọng truyền thống của Việt Nam mà còn góp phần chuẩn bị sẵn sàng cho ngành gỗ Việt Nam trong việc đáp ứng với các yêu cầu mới tại các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc trong tương lai. Để làm điều điều này cần có sự cam kết mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp và cơ chế kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý cấp trung ương và địa phương.
Nguồn:Vinanet