menu search
Đóng menu
Đóng

Nhập khẩu sắt thép phế liệu 11 tháng đầu năm 2019 giảm

07:29 31/12/2019

Vinanet - 11 tháng đầu năm 2019, sắt thép phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam giảm cả về lượng, kim ngạch và giá so với cùng kỳ năm trước.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tháng 11/2019 cả nước nhập khẩu 406.600 tấn sắt thép phế liệu, trị giá 96,74 triệu USD, giảm 10,8% về lượng và giảm 23,9% về kim ngạch so với tháng 10/2019; so với cùng tháng năm 2018 thì cũng giảm mạnh 35,3% về lượng và giảm 50% về kim ngạch.
Tính chung cả 11 tháng đầu năm 2019, lượng sắt thép phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam giảm 1,3% về lượng và giảm 12,9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, đạt 5,05 triệu tấn, tương đương 1,54 tỷ USD. Giá nhập trung bình 305,2 USD/tấn, giảm 11,8%.
Lượng sắt thép phế liệu nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Nhật Bản 1,93 triệu tấn, trị giá 629,76 triệu USD, chiếm 38,2% trong tổng lượng phế liệu sắt thép nhập khẩu của cả nước và chiếm 40,8% trong tổng kim ngạch, tăng 36,6% về lượng và tăng 19,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Giá nhập khẩu giảm 12,6%, đạt trung bình 325,8 USD/tấn.
Nhập khẩu từ thị trường Mỹ tăng 23,3% về lượng và tăng 10,6% về kim ngạch so với cùng kỳ, đạt 1,21 triệu tấn, trị giá 387,28 triệu USD, chiếm 24% trong tổng lượng và chiếm 25,1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phế liệu sắt thép của cả nước. Giá nhập khẩu giảm 10,3%, đạt trung bình 319,4 USD/tấn.
Nhóm hàng này nhập khẩu từ Australia giảm cả về giá, lượng và kim ngạch, với mức giảm tương ứng 8,9%, 11,5% và 19,4%. Cụ thể: đạt 450.512 tấn, trị giá 149,57 triệu USD, giá trung bình 332 USD/tấn.
Nhìn chung, nhập khẩu phế liệu sắt thép trong 11 tháng đầu năm nay từ hầu hết các thị trường sụt giảm kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018; trong đó, nhập khẩu từ thị trường Hà Lan sụt giảm mạnh nhất, giảm 62,3% về lượng và giảm 65% về kim ngạch, đạt 41.999 tấn, tương đương 13,86 triệu USD. Bên cạnh đó, nhập khẩu còn giảm mạnh từ các thị trường như: Đài Loan giảm 48,9% về lượng và giảm 52,2% về kim ngạch, đạt 71.222 tấn, tương đương 5,73 triệu USD; New Zealand giảm 43% về lượng và giảm 46,3% về kim ngạch, đạt 63.667 tấn, tương đương 20,97 triệu USD; Chile giảm 41,4% về lượng và giảm 42% về kim ngạch, đạt 38.133 tấn, tương đương 12,49 triệu USD.
Tuy nhiên, nhập khẩu nhóm hàng này từ thị trường Ba Lan lại tăng rất mạnh 310,7% về lượng và tăng 278,6% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, đạt 8.525 tấn, tương đương 2,98 triệu USD; nhập khẩu từ Brazil cũng tăng mạnh 199,7% về lượng và tăng 155,1% về kim ngạch, đạt 1.028 tấn, tương đương 315.916 USD.
Lượng container phế liệu nhập khẩu tồn đọng tại cảng giảm
Thống kê của Tổng Cục Hải quan tới đầu tháng 12/2019, số lượng container tồn đọng tại cảng biển khai báo là phế liệu và hàng đã qua sử dụng nhập khẩu còn chưa tới 10.000 container, giảm trên 50% so với đầu năm 2019. Trước đó, liên quan tới công tác quản lý đối với phế liệu nhập khẩu, Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà nhận định: Nghị định 40 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 1/7/2019 đã khắc phục được những bất cập trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất. Đặc biệt, đối với nhựa phế liệu, nghị định 40 quy định chặt chẽ hơn, đó là chỉ được nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất ra các sản phẩm, hàng hóa. Theo quy định mới, phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất phải đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 76 Luật Bảo vệ môi trường. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu được lựa chọn làm thủ tục hải quan tại cơ quan hải quan quản lý cửa khẩu nhập hoặc cơ quan hải quan nơi có nhà máy, cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu (cơ sở sản xuất); được lựa chọn địa điểm kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu tại cửa khẩu nhập hoặc tại cơ quan hải quan nơi có cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu hoặc tại cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu.
Phế liệu nhập khẩu chỉ được phép dỡ xuống cảng khi đáp ứng các yêu cầu sau: Tổ chức, cá nhân nhận hàng trên Bản lược khi hàng hóa (E-Manifest) có Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất còn hiệu lực và còn khối lượng phế liệu nhập khẩu; Tổ chức, cá nhân nhận hàng trên E-Manifest có Văn bản xác nhận đã ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu đối với phế liệu ghi trên E-Manifest theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 57 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP. Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện trên trước khi cho phép dỡ phế liệu xuống cảng. Trong thời gian qua, các cơ quan của Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ Tài chính, GTVT… cũng đã chủ động vào cuộc, ngăn chặn từ xa, kiên quyết không cho phép dỡ hàng tại cảng với các lô hàng phế liệu không đủ điều kiện nhập khẩu.

Nhập khẩu sắt thép phế liệu 11 tháng đầu năm 2019

Thị trường

11 tháng đầu năm 2019

So với cùng kỳ năm trước (%)*

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng cộng

5.054.561

1.542.394.257

-1,29

-12,89

Nhật Bản

1.933.144

629.757.384

36,6

19,45

Mỹ

1.212.387

387.282.439

23,3

10,64

Australia

450.512

149.572.412

-11,54

-19,37

Hồng Kông (TQ)

338.334

106.733.642

-29,98

-39,9

Anh

127.169

42.797.896

-16,83

-18,57

Singapore

108.603

34.262.418

12,3

-4,63

Philippines

89.659

25.546.675

-13,99

-32,66

New Zealand

63.667

20.970.831

-43,02

-46,3

Canada

54.488

17.195.198

-4,28

-15,05

Campuchia

50.088

15.697.666

-15,53

-23,6

Hà Lan

41.999

13.859.794

-62,29

-65,34

Chile

38.133

12.490.001

-41,42

-42,02

Đài Loan (TQ)

71.222

5.732.261

-48,92

-52,15

Ba Lan

8.525

2.978.540

310,65

278,63

Bangladesh

61.866

2.060.247

 

 

Brazil

1.028

315.916

199,71

155,07

Thụy Điển

146

51.054

 

 

(*Tính toán từ số liệu của TCHQ)