Được hưởng lợi từ Hiệp định, các doanh nghiệp Việt Nam có ưu thế khi được giảm thuế quan và mở rộng cơ hội xuất khẩu sang thị trường này. Bên cạnh đó, vị trí địa lý thuận lợi, chi phí lao động cạnh tranh cùng với sự tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu là những yếu tố quan trọng củng cố vai trò và vị thế của Việt Nam tại thị trường Italy. Hiện Việt Nam là nguồn cung hàng hóa lớn thứ 28 trên thế giới của Italia và là nguồn cung lớn thứ 4 tại khu vực châu Á (Sau Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ).
Tốp 10 nguồn cung hàng hóa lớn nhất của Italia trong 9 tháng đầu năm 2024
ĐVT: %
Nguồn: ITC
Ước tính kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Italy đạt 4,97 tỷ USD trong năm 2024, tăng 11,01% so với năm 2023. Sự tăng trưởng này cho thấy hiệu quả của các chính sách thúc đẩy xuất khẩu, tận dụng các ưu đãi từ Hiệp định EVFTA, cũng như nỗ lực của các doanh nghiệp Việt trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh trên thị trường châu Âu. Các mặt hàng chủ lực như dệt may, da giày, sản phẩm gỗ và hàng điện tử tiếp tục đóng vai trò quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2023, tổng kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Italia đạt 6,10 tỷ USD, giảm nhẹ 1,88% so với năm 2022; trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 4,47 tỷ USD, tăng 1,00% so với năm 2022; kim ngạch nhập khẩu đạt 1,627 tỷ USD, giảm 9,03%.
Trong tháng 11/2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Italia đạt 407,81 triệu USD, giảm 13,17% so với tháng trước đó nhưng tăng 6,72% so với tháng cùng kỳ năm 2023; tính chung 11 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này ghi nhận mức tăng so với 11 tháng năm 2023 là 10,71%, đạt 4,55 tỷ USD. Trong đó, ba mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch cao nhất là Sắt thép các loại (chiếm tỷ trọng 16,94%); Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (chiếm tỷ trọng 12,14%) và Điện thoại các loại và linh kiện (chiếm tỷ trọng 10,50%).
Trong đó, các mặt hàng ghi nhận mức tăng trưởng rất mạnh so với 11 tháng năm 2023, gồm: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; Hóa chất; Sản phẩm gốm, sứ; Cao su; Hạt tiêu, với mức tăng lần lượt là 160,86%; 68,46%; 105,85% và 90,38%. Ngược lại, các mặt hàng ghi nhận mức giảm đáng kể so với 11 tháng năm 2023, gồm Sắt thép các loại; Điện thoại các loại và linh kiện; Xơ sợi dệt các loại; với mức giảm lần lượt là 23,59%; 14,67% và 33,18%.
Tỷ trọng các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất sang thị trường Italia trong 11 tháng đầu năm 2024
(ĐVT: %)
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Trong tháng 11/2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Italia đạt 174,56 triệu USD, giảm 8,12% so với tháng trước đó nhưng tăng đáng kể 29,29% so với tháng cùng kỳ năm 2023; tính chung trong 11 tháng năm 2024, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này ghi nhận mức tăng là 21,34% so với 11 tháng năm 2023, đạt 1,80 tỷ USD. Trong đó, ba mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch cao nhất là Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (chiếm tỷ trọng 23,56%); Dược phẩm (chiếm tỷ trọng 15,55%) và Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày (chiếm tỷ trọng 11,58%).
Trong đó, các mặt hàng ghi nhận mức tăng trưởng rất mạnh so với 11 tháng năm 2023, gồm: Dược phẩm; Gỗ và sản phẩm gỗ; Giấy các loại và Kim loại thường khác, với mức tăng lần lượt là 55,64%; 87,20%; 74,68% và 73,18%. Ngược lại, các mặt hàng ghi nhận mức giảm đáng kể so với 11 tháng năm 2023 là Hóa chất; Linh kiện, phụ tùng ô tô; Hàng điện gia dụng và linh kiện với mức giảm lần lượt là 14,78%; 7,22% và 8,50%.
Xem chi tiết tại đây
Nguồn:VITIC tổng hợp