Nối tiếp đà sụt giảm kể từ tháng cuối năm 2018, tháng 1/2019 xuất khẩu cao su của cả nước giảm cả lượng và trị giá, giảm lần lượt 9,1% và 5,1% tương ứng với 157,1 nghìn tấn, trị giá 199,78 triệu USD – đây là tháng giảm thứ ba liên tiếp kể từ tháng 11/2018.
Nếu so với tháng 1/2018, xuất khẩu cao su tăng 16% về lượng và ,08% trị giá. Giá xuất bình quân 1271,27 USD/tấn, giảm 4,9%.
Theo Cục XNK (Bộ Công Thương), ước tính tháng 2/2019 lượng cao su xuất khẩu đạt 51 nghìn tấn, trị giá 76 triệu USD, giảm 61,8% về lượng và 61% trị giá so với tháng 1/2019 - đây là tháng giảm thứ hai liên tiếp kể từ đầu năm 2019, nhưng tăng 18,2% về lượng và 2,9% trị giá so với tháng 2/2018. Tính chung 2 tháng đầu năm 2019, ước đạt 186 nghìn tấn, trị giá 274 triệu USD, tăng 16,6% về lượng và 1,4% trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Với vị trí và khoảng cách địa lý, Trung Quốc đại lục thị trường xuất khẩu chủ lực cao su của Việt Nam trong tháng 1/2019, chiếm 66,2% thị phần, đạt 104 nghìn tấn, trị giá 131,6 triệu USD, tăng 38,81% về lượng và 20,95% trị giá, tuy nhiên giá xuất bình quân chỉ đạt 1264,52 USD/tấn, giảm 12,87% so với tháng 1/2018. Nếu so sánh với tháng 12/2018, xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm 13,08% về lượng và 8,7% trị giá, trong khi giá xuất bình quân tăng 5,05%.
Thị trường đứng thứ hai là Ấn Độ đạt 13,5 nghìn tấn, trị giá 17,7 triệu USD, tăng 24,63% về lượng và 6,62% trị giá so với tháng 1/2018, giá xuất bình quân 1316 USD/tấn, giảm 14,45%. So với tháng 12/2018 đều tăng cả lượng và trị giá, tăng tương ứng 16,47%, 17,7% và giá xuất bình quân tăng 1,06%.
Trước đó, kết thúc năm 2018, Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ 102,92 nghìn tấn, trị giá 145,39 triệu USD, tăng 85,6% về lượng và 60,5% trị giá so với năm 2017. Giá xuất bình quân ở mức 1.412 USD/tấn, giảm 13,5%. Theo đó, 52,1% lượng cao su xuất khẩu sang Ấn Độ là cao su SVR 3L, đạt 48,37 nghìn tấn, trị giá 67,28 triệu USD, tăng 67,4% về lượng và tăng 41,3% về trị giá so với năm 2017. Giá xuất khẩu bình quân cao su SVR 3L sang Ấn Độ năm 2018 đạt 1.402 USD/tấn, giảm 15,6% so với năm 2017. Dự báo, sang năm 2019 xuất khẩu cao su sang thị trường này sẽ khó tăng mạnh như năm 2018 do tiêu thụ cao su của nước này chậm lại và nguồn cung cao su trong nước phục hồi. Chính phủ Ấn Độ đang triển khai hàng loạt biện pháp để hỗ trợ nông dân trồng cao su nước này, bao gồm cả việc điều tiết nhập khẩu cao su tự nhiên và tăng thuế nhập khẩu mủ cao su khô. Ấn Độ cũng có các chính sách khuyến khích sản xuất cao su tự nhiên tại các bang sản xuất cao su lớn như Kerala.
Theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên thế giới (ANRPC), tiêu thụ cao su tự nhiên của Ấn Độ có thể tăng trưởng chậm lại, với mức tăng khoảng 4% trong năm 2019. Theo ước tính sơ bộ, năm 2018, tiêu dùng cao su tự nhiên của Ấn Độ tăng 12,6% so với năm 2017 lên 1,21 triệu tấn. Ấn Độ chiếm khoảng 9% tổng tiêu dùng cao su tự nhiên thế giới trong năm 2018.
Đối với thị trường các nước EU và Đông Nam Á chiếm thị phần khá lớn, lần lượt 7,7%; 3,2% thị phần, nếu so với cùng kỳ năm trước thì kim ngạch đều sụt giảm, giảm tương ứng 14,1% và 65,17%.
Kế đến là các thị trường Hàn Quốc, Đức và Mỹ …. đều suy giảm cả lượng và trị giá so với tháng 1/2018.
Trong các nước Đông Nam Á thì Malaysia là thị trường chiếm thị phần nhiều hơn cả 2%, đạt 3,1 nghìn tấn, trị giá 3,88 triệu USD, nhưng so với tháng 1/2018 thì giảm 72,58% về lượng và 75,96% trị giá – đây cũng là thị trường có mức giảm khá mạnh. Giá xuất bình quân giảm 12,32% chỉ đạt 1216,29 USD/tấn.
Nhìn chung, tháng đầu năm 2019 xuất khẩu cao su sang các thị trường đều sụt giảm, số thị trường này chiếm 62,96%, trong đó xuất sang Pakistan giảm mạnh nhất 72,79% về lượng và 78,69% trị giá, tuy chỉ đạt 255 tấn, trị giá 292,5 nghìn USD.
Ngoài ra xuất sang một số thị trường khác cũng có mức giảm nhiều như: Nga giảm 51,91% về lượng và 57,69% trị giá; Đài Loan (TQ) giảm 45,36% về lượng và 53,53% trị giá so với tháng 1/2019.
Đáng chú ý, tháng đầu năm nay thị trường Hà Lan tăng mạnh nhập khẩu cao su của Việt Nam, tuy chỉ đạt 2,2 nghìn tấn, trị giá 2,4 triệu USD, nhưng so với tháng 1/2018 tăng gấp 2,8 lần về lượng (tức tăng 182,55%) và gấp 2,4 lần (tức tăng 135,03%) về trị giá, mặc dù giá xuất bình quân 1076,62 USD/tấn, giảm 16,82%. Trong khi đó, tháng 12/2018 xuất sang Hà Lan giảm 23,22% về lượng và 23,4% trị giá, giá xuất bình quân cũng giảm 0,23%.
Thị trường xuất khẩu cao su tháng 1/2019
Thị trường
|
T/2019
|
+/- so với T1/2018 (%)*
|
Lượng (Tấn)
|
Trị giá (USD)
|
Lượng
|
Trị giá
|
Trung Quốc
|
104.095
|
131.630.705
|
38,81
|
20,95
|
Ấn Độ
|
13.515
|
17.785.676
|
24,63
|
6,62
|
Hàn Quốc
|
4.624
|
6.180.430
|
-0,06
|
-14,03
|
Đức
|
4.460
|
5.991.862
|
-1,63
|
-15,88
|
Hoa Kỳ
|
3.563
|
4.224.595
|
-9,66
|
-30,5
|
Malaysia
|
3.197
|
3.888.465
|
-72,58
|
-75,96
|
Thổ Nhĩ Kỳ
|
2.506
|
3.148.396
|
-10,79
|
-23,04
|
Hà Lan
|
2.235
|
2.406.237
|
182,55
|
135,03
|
Indonesia
|
1.919
|
2.557.121
|
16,23
|
5,59
|
Đài Loan
|
1.865
|
2.492.064
|
-45,36
|
-53,53
|
Tây Ban Nha
|
1.649
|
1.994.125
|
-3,57
|
-21,56
|
Italy
|
1.559
|
1.841.823
|
-30,53
|
-41,91
|
Nhật Bản
|
1.050
|
1.549.634
|
-4,02
|
-15,95
|
Brazil
|
884
|
911.762
|
53,74
|
11,97
|
Bỉ
|
827
|
759.494
|
-44,72
|
-57,22
|
Nga
|
515
|
675.996
|
-51,91
|
-57,69
|
Canada
|
463
|
604.216
|
-19,76
|
-35,22
|
Séc
|
403
|
521.860
|
53,82
|
23,68
|
Mexico
|
341
|
400.784
|
78,53
|
67,18
|
Thụy Điển
|
302
|
397.657
|
49,5
|
31,94
|
Pháp
|
262
|
366.029
|
-0,38
|
-12,3
|
Pakistan
|
255
|
292.512
|
-72,79
|
-78,69
|
Phần Lan
|
242
|
344.113
|
100
|
82,36
|
HongKong (TQ)
|
200
|
260.902
|
-0,5
|
-17,53
|
Anh
|
181
|
246.783
|
-18,47
|
-28,63
|
Achentina
|
81
|
111.989
|
-42,55
|
-50,93
|
Singapore
|
30
|
42.134
|
50
|
26,09
|
(*Tính toán số liệu từ TCHQ)
Nguồn:Vinanet