menu search
Đóng menu
Đóng

Xuất khẩu sang Nhật Bản quý 1/2019 và lợi thế từ CPTPP

08:28 16/04/2019

Vinanet -Với CPTPP, Nhật Bản lần đầu tiên cam kết xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho đại đa số nông, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.
Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong quy 1/2019 đạt 4,62 tỷ USD đứng thứ 3 trong số những thị trường đạt tỷ USD, chỉ đứng sau Mỹ và Trung Quốc, tăng 6,68% so với cùng kỳ năm 2018.
Riêng tháng 3/2019, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 1,68 tỷ USD, tăng 62,25% so với tháng 2/2019 và tăng 2,71% so với tháng 3/2018.
Trong TOP 10 mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang Nhật Bản trong quý đầu năm nay chủ yếu là các nhóm hàng công nghiệp, trong đó hàng dệt may chiếm tỷ trọng lớn hơn cả 19,4% đạt 897,58 triệu USD, tăng 4,93% so với cùng kỳ, riêng tháng 3/2019 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật Bản đạt 320,42 triệu USD, tăng 78,37% so với tháng 2/2019 và tăng 0,37% so với tháng 3/2018.
Đứng thứ hai về kim ngạch là mặt hàng phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 636,16 triệu USD, tăng 9,58% so với cùng kỳ, riêng tháng 3/2019 đạt 228,1 triệu USD, tăng 49,79% so với tháng 2/2019 và tăng 5,9% so với tháng 3/2018.
Kế đến là các mặt hàng máy móc thiết bị, hàng thủy sản, gỗ và sản phẩm từ gỗ, giày dép các loại, máy vi tính…
Nhìn chung, trong quý đầu năm 2019 kim ngạch hầu hết các mặt hàng xuất sang Nhật Bản đều tăng trưởng so với cùng kỳ, số này chiếm 62,5% trong đó mặt hàng phân bón với tốc độ vượt trội, gấp 6 lần về lượng, gấp 2 lần về giá xuất bình quân và gấp 12,5 lần về trị giá, tăng tương ứng với 509,6%; 106,41% và 1158,26% đạt lần lượt 8,1 nghìn tấn; 460,42 USD/tấn và 3,74 triệu USD. Ở chiều ngược lại, Nhật Bản giảm mạnh nhập khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam, giảm 99,58% về lượng và giảm 98,46% về trị giá so với cùng kỳ, mặc dù giá xuất bình quân tăng gấp 3,3 lần (tức tăng 270,29%) đạt 886,07 USD/tấn.
Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản quý 1/2019

Mặt hàng

Quý 1/2019

+/- so với quý 1/2018 (%)*

Lượng (Tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng

 

4.626.072.141

 

6,68

Hàng dệt, may

 

897.585.092

 

4,93

Phương tiện vận tải và phụ tùng

 

636.164.022

 

9,58

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

 

450.457.093

 

5,64

Hàng thủy sản

 

306.587.278

 

16,14

Gỗ và sản phẩm gỗ

 

305.238.947

 

15,57

Giày dép các loại

 

252.566.613

 

10,27

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

 

229.837.415

 

27,42

Sản phẩm từ chất dẻo

 

178.104.522

 

21,76

Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù

 

104.897.764

 

9,82

Sản phẩm từ sắt thép

 

104.769.696

 

8,82

Điện thoại các loại và linh kiện

 

98.247.312

 

-31,87

Hóa chất

 

96.797.752

 

18,84

Dây điện và dây cáp điện

 

70.017.569

 

-10,58

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

 

62.314.455

 

-12,6

Kim loại thường khác và sản phẩm

 

61.290.796

 

10,07

Cà phê

26.554

47.020.406

-12,49

-22,87

Dầu thô

90.425

43.033.737

-7,13

-13,93

Sản phẩm hóa chất

 

41.699.516

 

70,84

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

 

34.009.562

 

-17,04

Sắt thép các loại

61.608

32.932.913

93,21

49,25

Sản phẩm từ cao su

 

32.786.525

 

10,3

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

 

30.187.306

 

8,66

Hàng rau quả

 

28.241.135

 

-0,49

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

 

26.469.039

 

17,47

Xơ, sợi dệt các loại

6.340

19.289.149

28,84

8,34

Sản phẩm gốm, sứ

 

17.415.255

 

-18,93

Giấy và các sản phẩm từ giấy

 

17.274.818

 

-18,67

Chất dẻo nguyên liệu

13.347

16.312.815

36,96

43,14

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

 

15.390.752

 

13,7

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

 

13.658.835

 

-4,94

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

 

11.816.074

 

56,86

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

 

10.611.003

 

4,08

Vải mành, vải kỹ thuật khác

 

9.543.975

 

8,75

Hạt điều

670

5.305.928

-17,39

-31,75

Quặng và khoáng sản khác

13.033

4.839.718

10,34

52,04

Than các loại

30.985

4.215.240

-87,8

-86,88

Cao su

2.671

3.993.614

-4,47

-14,54

Phân bón các loại

8.126

3.741.378

509,6

1.158,26

Hạt tiêu

718

1.765.427

8,62

-53,51

Sắn và các sản phẩm từ sắn

42

37.215

-99,58

-98,46

(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Với CPTPP, Nhật Bản lần đầu tiên cam kết xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho đại đa số nông, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.
Theo điều khoản trong CPTPP, Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế ngay đối với 86% số dòng thuế, tương đương 93,6% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản, và gần 90% số dòng thuế sau 5 năm.
Với hai hiệp định thương mại tự do (FTA) trước là Việt Nam - Nhật Bản và ASEAN - Nhật Bản, một số mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật đã được xóa bỏ rào cản thuế quan.
Với CPTPP, nhiều mặt hàng thủy sản trước chưa được cam kết xóa bỏ thuế trong hai FTA này cũng sẽ được hưởng thuế 0% khi xuất khẩu sang Nhật Bản, Trong đó, một số loài cá tuyết, surimi, tôm, cua ,,, sẽ được hưởng thuế suất 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực.
Cụ thể, mặt hàng tôm ebi (tôm lột vỏ chừa đuôi) và một số loại tôm khác có mã HS 030629 sẽ được giảm thuế về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực, từ mức 2% đến 7% hiện tại. Tương tự, tất cả sản phẩm cá tra cũng sẽ được miễn thuế ngay lập tức, từ mức 3,5-10,5% hiện tại.
Một số mặt hàng cá ngừ hiện chịu thuế từ 3,5% trở lên sẽ được miễn thuế ngay lập tức hoặc theo lộ trình giảm dần về 0 vào năm thứ 6 hoặc 11.
Với các sản phẩm nông nghiệp có xuất xứ chính gốc khác, như thịt bò, thịt lợn, thịt lợn đã chế biến…Nhật Bản đưa ra ngưỡng quy định nhập khẩu tăng dần theo từng năm, Nếu đảm bảo được ngưỡng quy định, các mặt hàng này sẽ được giảm dần thuế qua từng năm, Ngược lại, Nhật sẽ áp dụng các biện pháp tự vệ bằng việc tăng thuế nhập khẩu.
Ngoài ra, các sản phẩm gạo, như gạo lứt, gạo tấm…, sẽ được duy trì mức thuế theo nguyên tắc Tối huệ quốc của WTO, hoặc bị áp hạn ngạch thuế quan tăng dần theo từng năm khi CPTPP có hiệu lực.
Đối với đồ gỗ, Nhật Bản có thể áp dụng một biện pháp phòng vệ đối với sản phẩm gỗ có xuất xứ nguyên gốc từ Việt Nam, chỉ khi khối lượng nhập khẩu các hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam trong một năm bất kỳ vượt ngưỡng quy định.
Khi đó, Nhật có thể tăng thuế hải quan đối với mặt hàng này, Ngược lại, nếu khối lượng nhập khẩu không vượt quá ngưỡng quy định, thuế sẽ giảm dần từ 6% về 0 vào năm thứ 16, Tuy nhiên, ngưỡng nhập khẩu quy định sẽ tăng dần theo từng năm đến năm thứ 15.
Đối với giày dép, 98,8% dòng thuế sẽ được xoá ngay khi Hiệp định có hiệu lực, tương đương với 97,2% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Nhật Bản.
Một số mặt hàng giày dép, thuế nhập khẩu được giảm dần đều và xóa bỏ vào năm thứ 11 hoặc 16 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, Trong khi đó, giày, dép trong nhà sẽ vẫn bị áp thuế theo nguyên tắc Tối huệ quốc của WTO.
Ngoài ra, sắt thép và các sản phẩm từ sắt thép hợp kim hoặc không hợp kim đều sẽ được miễn thuế ngay lập tức.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Nhật Bản đạt hơn 18,8 tỷ USD trong năm 2018, Trong đó, hàng dệt may chiếm tỷ trọng lớn nhất với hơn 20%, Ngoài ra, thủy sản, đồ gỗ và giày dép lần lượt chiếm tỷ trọng 7,4%, 6,1% và 4,5%.
Bộ Công Thương dự báo nhu cầu tiêu thụ nông thủy sản của Nhật Bản sẽ tăng tích cực, Người tiêu dùng nước này có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho hoạt động ăn uống bên ngoài, Do vậy, các mặt hàng như tôm, cá ngừ, mực, bạch tuộc, rau quả chế biến, cà phê, hạt điều,,,, có khả năng tăng trưởng, Các sản phẩm chế biến sẵn, đóng hộp với tính tiện dụng cao cũng được quan tâm do thời gian làm việc bận rộn của người Nhật.
Tuy nhiên, Nhật là thị trường yêu cầu cao về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và đặt nhiều biện pháp và rào cản kỹ thuật đối với nông sản nhập khẩu.
Hiện tại, thị phần nông sản của Việt Nam (mã HS 09) tại thị trường Nhật Bản là 11,5%, Các nước đối thủ cạnh tranh với Việt Nam trên thị trường này là Brazil (thị phần 18,5%), Colombia (thị phần 12,3%), Trung Quốc (thị phần 11,8%).
Nguồn: VITIC tổng hợp/ndh.vn

Nguồn:Vinanet