menu search
Đóng menu
Đóng

Cơ hội xuất khẩu chuối Việt đang rộng mở

10:47 22/02/2017

Những năm gần đây, xuất khẩu chuối của Việt Nam bất ngờ tăng mạnh. Thay vì chỉ phụ thuộc thị trường chính là Trung Quốc, hàng loạt đơn đặt hàng nhập khẩu...
Thay vì chỉ phụ thuộc thị trường chính là Trung Quốc, hàng loạt đơn đặt hàng nhập khẩu chuối đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước EU, Nga, Qatar… tới tấp đến với các DN xuất khẩu chuối, có những thời điểm lên đến hàng trăm tấn chuối/ngày.
Theo ông Võ Quan Huy, GĐ Cty TNHH Huy Long An: Tổng tiêu thụ trái cây của Nhật Bản mỗi năm ước đạt khoảng 5,4 triệu tấn. Trong đó 1,8 triệu tấn được nhập khẩu. Thị trường trái cây nhập khẩu của Nhật Bản chủ yếu là chuối, nhập khẩu trên 1 triệu tấn hàng năm, tiếp theo là dứa 200.000 tấn. Chuối và dứa chiếm 65% của tất cả các loại trái cây nhập khẩu vào thị trường này.
Mặc dù hiện nay, Philippines đang là quốc gia đứng đầu về lượng chuối nhập khẩu của Nhật với thị phần lên đến 85%, nhưng trái chuối Việt đang tràn trề cơ hội xuất khẩu, chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản. Bởi, các DN Nhật Bản đang có nhu cầu đa dạng hóa nguồn cung cho thị trường.
Ngoài ra, chuối Việt Nam cũng được đánh giá cao do có vị ngọt phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng Nhật Bản và có mức giá cạnh tranh hơn nhiều so với Philippines. Đặc biệt, nếu thâm nhập được vào thị trường Nhật - quốc gia có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm nhập khẩu, trái chuối sẽ có cơ hội thâm nhập được nhiều quốc gia khác.
Bằng chứng là liên tục những năm gần đây, sản phẩm chuối sạch Fohla của công ty TNHH Huy Long An liên tục nhận được sự quan tâm của các đối tác từ Nhật. Một số doanh nghiệp Nhật Bản đã sang tận trang trại chuối của ông Huy để thử và lấy mẫu về kiểm nghiệm. Đến tháng 4/2016, sản phẩm chuối Fohla đã đáp ứng tới 200 chỉ tiêu về hóa chất, quy trình sản xuất và chinh phục thị trường khó tính bậc nhất thế giới này.
Hiện mỗi ngày, công ty của ông Huy xuất đi Nhật từ 15 – 20 tấn chuối. Sản phẩm chuối Fohla Việt Nam được hệ thống siêu thị Don Kihote triển khai bán tại hơn 10 địa điểm thuộc hệ thống siêu thị bán lẻ này tại Tokyo và nhiều địa phương lân cận như Saitama, Chiba… Ngoài thị trường Nhật, công ty còn xuất sang Trung Quốc và Malaysia. Hiện, công ty đang đàm phán để bán cho Hàn Quốc.
Năm 2016, công ty xuất khẩu 4.000 tấn chuối mang thương hiệu Fohla (Fruits of Huy Long An), trong đó 40% sang xứ sở hoa anh đào. Giá chuối Fohla hiện khoảng từ 2.500 đồng đến 10.000 đồng/kg. Nếu tính 10.000 đồng/kg thì 4.000 tấn sẽ là 40 tỷ đồng. Nếu chuối giá 5.000 đồng/kg thì doanh thu năm 2016 là 20 tỷ đồng. Mục tiêu của ông Út Huy năm 2017 là đạt 7.000 tấn chuối và xuất 70% tới thị trường Nhật, thay vì 40% như hiện nay.
Tương tự, ông Lê Sỹ Công, Giám đốc Cty TNHH Laba Đà Lạt, chủ thương hiệu chuối Laba cho biết: Trong năm 2016, Cty Laba Đà Lạt đã xuất sang thị trường Nhật gần 500 tấn chuối Laba. Trong bối cảnh nông dân trồng chuối thường lâm cảnh bấp bênh do thị trường thì công ty của ông lại không đủ hàng để xuất khẩu.
Theo ông Công, chưa bao giờ cơ hội xuất khẩu của trái chuối Việt Nam lại rộng mở như hiện nay. Ngoài Nhật Bản, thị trường các nước Anh, Nga, Ukraine... cũng ưa chuộng chuối Laba. Đây là một loại chuối đặc sản của Lâm Đồng, có vị dẻo, thơm đặc biệt.
Phải làm chuối sạch và chú trọng liên kết
Theo ông Võ Quan Huy, thị trường xuất khẩu của trái chuối Việt còn rất nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, để trái chuối Việt xuất khẩu được thì không phải chuyện đơn giản. Bởi muốn xuất khẩu chuối phải xây dựng được vùng chuyên canh ổn định, canh tác theo một quy trình sạch, khép kín. “Chẳng hạn, một trang trại chuối của tôi đơn giản nhất cũng lên đến quy mô 100 ha trở lên. Với quỹ đất rộng như thế, nông dân mới có thể đầu tư nhà máy đóng gói, đường cáp tải vận chuyển, cáp chống ngã đổ... Tất nhiên, điều này là vượt xa khả năng của người nông dân. Như vậy, để đủ tiêu chuẩn xuất khẩu chuối, nông dân phải liên kết lại và sản xuất theo quy trình sạch”, ông Huy nói....
Nguồn: nongnghiep.vn