menu search
Đóng menu
Đóng

Achentina – thị trường nhập khẩu dược phẩm chiếm 41,5% trong quý I/2014

08:56 24/04/2014

Các thị trường chủ yếu cung cấp dược phẩm cho Việt Nam là Achentina, Ấn Độ, Pháp, Đức, Hàn Quốc…, trong đó Achentina là thị trường nhập khẩu chính, đạt 180 triệu USD, chiếm 41,5%, tăng 2909,63% so với cùng kỳ năm trước – đây là thị trường có tốc độ nhập tăng trưởng mạnh nhất trong số các thị trường.

(VINANET) – Tính từ đầu năm cho đến hết tháng 3/2014, Việt Nam đã nhập khẩu 433,6 triệu USD mặt hàng dược phẩm, tăng 3,06% so với cùng kỳ năm 2013, tính riêng tháng 3/2014, Việt Nam đã nhập khẩu 165,6 triệu USD mặt hàng dược phẩm, tăng 35,4% so với tháng 2/2014.

Các thị trường chủ yếu cung cấp dược phẩm cho Việt Nam là Achentina, Ấn Độ, Pháp, Đức, Hàn Quốc…, trong đó Achentina là thị trường nhập khẩu chính, đạt 180 triệu USD, chiếm 41,5%, tăng 2909,63% so với cùng kỳ năm trước – đây là thị trường có tốc độ nhập tăng trưởng mạnh nhất trong số các thị trường.

Đứng thứ hai là thị trường Ấn Độ, đạt 62,2 triệu USD, tăng 8,08%; kế đến là thị trường Pháp 47,2 triệu USD, tăng 2869,78% - thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh thứ hai đứng sau Achentina.

Nhìn chung, 3 tháng đầu năm 2014, Việt Nam nhập khẩu dược phẩm đều tăng trưởng ở hầu khắp các thị trường, số thị trường có tốc độ tăng trưởng dương chiếm trên 70%.

Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường nhập khẩu dược phẩm 3 tháng 2014 – ĐVT: USD

Thị trường
KNNK 3T/2014
KNNK 3T/2013
% so sánh
Tổng KNNK
433.607.727
420.727.489
3,06
Achentina
180.008.726
5.981.094
2.909,63
An Độ
62.245.070
57.589.463
8,08
Pháp
47.273.102
1.591.807
2.869,78
Đức
46.554.917
36.645.917
27,04
Hàn Quốc
36.571.871
36.974.267
-1,09
Anh
27.278.628
19.320.347
41,19
Thuỵ Sỹ
23.739.291
15.885.153
49,44
Italia
22.827.263
18.995.974
20,17
Bỉ
14.275.914
14.981.768
-4,71
Hoa Kỳ
12.337.962
12.140.037
1,63
Trung Quốc
12.122.648
11.408.748
6,26
Thái Lan
11.117.666
15.425.515
-27,93
Oxtrâylia
10.276.216
8.931.428
15,06
Áo
9.336.925
9.222.153
1,24
Thuỵ Điển
7.380.834
6.015.057
22,71

Indonesia

6.722.980
4.790.912
40,33
Tây Ban Nha
6.637.196
7.914.838
-16,14
Ba Lan
4.517.164
4.225.901
6,89
Hà Lan
4.225.586
4.210.700
0,35
Nhật Bản
3.601.177
3.574.057
0,76
Đan Mạch
3.009.462
3.935.169
-23,52
Malaixia
2.847.282
2.045.122
39,22
Đài Loan
2.689.471
3.561.456
-24,48
Xingapo
2.642.649
2.613.054
1,13
Thổ Nhĩ Kỳ
2.498.252
2.186.751
14,24
Canada
2.368.363
1.053.397
124,83
Philippin
961.322
1.565.095
-38,58
Nga
431.455
862.409
-49,97

Trong quý I/2014, giá nhập khẩu thuốc nhìn chung ổn định, một số mặt hàng có giá thay đổi theo xu hướng tăng, nhưng mức biến động thấp so với kỳ nhập trước. Giá nhập khẩu một số thuốc: Postinor 0.75Mg có giá 1USD/hộp, tăng 6,31%; Omegraglobe hộp/10 vỉ x 10 viên có giá 0,8 USD/hộp, giảm 5,5%, Velcade 3,5Mg hộp/1 lọ có giá 1.205,9USD/hộp, giảm 1,5%; Memotropil hộp/1 lọ 60ml có giá 4,22USD/hộp, tăng 5,5%; Vibtil 250Mg hộp/4vỉx10 viên có giá 8,78USD/hộp, giảm 3,11%...

Giá nhập khẩu nguyên phụ liệu: Bên cạnh một số mặt hàng có giá ổn định, nhiều nguyên phụ liệu có biến động theo xu hướng giảm so với kỳ nhập trước, tập trung vào các mặt hàng nhập từ Trung Quốc, Ấn Độ. Giá nhập khẩu một số mặt hàng: Bisacidyl Bp (Ấn Độ) có giá 115 USD/kg, giảm 14,8%; Citicoline Monosodium Salt (Nhật Bản) có giá 645 USD/kg, tăng 31,6%; D-A-Tocopheryl Acetate (Singapore) có giá 100 USD/kg, giảm 23,3%; Ascorbic Acid Usp 32/Bp 2010 (Trung Quốc) có giá 3,9 USD/kg, tăng 30,5%...

Về giá nhập khẩu thuốc (giá CIF): Giá nhập khẩu một số loại thuốc có biến động tăng/giảm nhưng không lớn. Giá nhập khẩu một số thuốc: Solupred 5Mg (Prednisolone) có giá 4,31 USD/hộp, tăng 20%; Cottu-F Syrup hộp/1 lọ 100ml có giá 0,57USD/hộp, tăng 3,35%; Amoxmarksans 500Mg hộp/100viên có giá 1,85 USD/hộp, giảm 2,63%; Mucosolcan có giá 2,15USD/hộp, tăng 2,02%...

Theo số liệu về giá thuốc kê khai lại trên Trang điện tử của Cục Quản lý dược - Bộ Y tế tháng 1/2014 (tính đến 23/01/2014): số mặt hàng kê khai lại giá (điều chỉnh tăng giá) là 17 mặt hàng thuốc nội, chiếm khoảng 0,07% tổng số khoảng 25.000 mặt hàng thuốc đang lưu thông trên thị trường; không có mặt hàng thuốc ngoại kê khai lại giá (tăng giá). Số mặt hàng thuốc thực hiện kê khai giá là 49 mặt hàng chiếm khoảng 0,195 tổng số khoảng 25.000 mặt hàng thuốc đang lưu thông trên thị trường; trong đó có 32 mặt hàng thuốc nội và 17 mặt hàng thuốc nhập khẩu.

Thuốc tại các cơ sở y tế công lập hiện thực hiện đấu thầu theo quy định tại Thông tư số 11/2012/TT-BYT ngày 28/6/2012 của Bộ Y tế hướng dẫn lập hồ sơ mời thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế và Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19/1/2012 của Liên Bộ Y tế-Tài chính hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế. So trị giá tiền mua thuốc theo giá trúng thầu năm 2013 của 20 mặt hàng có tỷ trọng sử dụng cao (chiếm khoảng 30% trị giá thuốc trúng thầu tại các cơ sở y tế) với việc mua sắm các mặt hàng này năm 2012 cho thấy, số tiền tiết kiệm được là 115,47 tỷ đồng, tương đương 28% tổng trị giá trúng thầu của các mặt hàng thuốc.

NG.Hương

Nguồn: Vinanet/Cục Quản lý Bộ Tài chính

Nguồn:Vinanet