menu search
Đóng menu
Đóng

Ấn Độ muốn xuất khẩu vải sang Việt Nam

16:45 08/07/2010
Ấn Độ đang thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm vải phục vụ may mặc sang Việt Nam sau khi đã trở thành một trong những nguồn cung cấp sợi cho thị trường này thời gian gần đây.
Ấn Độ đang thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm vải phục vụ may mặc sang Việt Nam sau khi đã trở thành một trong những nguồn cung cấp sợi cho thị trường này thời gian gần đây.
"Việt Nam là thị trường chính của sản phẩm sợi, cotton của Ấn Độ, nhưng giờ đây chúng tôi nhắm đến việc xuất nhiều hơn nữa sản phẩm vải, gồm vải may đồ jeans, sơ mi và quần áo phụ nữ. Hiện Việt Nam nhập vải chủ yếu từ thị trường Trung Quốc, và một số ít từ Ấn Độ”, ông Siddhartha Rajagopal, Giám đốc điều hành Hội đồng xúc tiến xuất khẩu sản phẩm dệt và sợi cotton Ấn Độ (TEXPROCIL) .
Hiện ông Rajagopal đã cùng đại diện của 17 công ty hàng đầu trong ngành sản xuất các loại sợi 100% cotton, vải cotton và vải pha của Ấn Độ đã có mặt tại Việt Nam (từ 28-6 đến 2-7) nhằm xúc tiến thương mại.
Theo ông Rajagopal, các doanh nghiệp trong ngành sợi và vải của Ấn Độ muốn tham gia vào chuỗi cung ứng trong ngành dệt may của Việt Nam, thông qua việc cung ứng sợi, vải và nguyên phụ liệu. Hiện Ấn Độ là một trong những nước xuất khẩu hàng đầu về sợi và vải cotton.
“Việt Nam là nước xuất khẩu lớn các sản phẩm may mặc, do đó, các công ty sợi và vải của Ấn Độ muốn gặp gỡ các doanh nghiệp Việt Nam để thảo luận thêm về giá cả, việc phân phối và chất lượng để xem chúng tôi có thể làm gì để thúc đẩy hợp tác và tăng xuất khẩu sản phẩm này sang Việt Nam”, ông Rajagopal cho biết thêm.
Hiện có gần 30 doanh nghiệp Ấn Độ đang cung cấp các sản phẩm sợi và vải cho thị trường Việt Nam. Nhập khẩu sản phẩm dệt cotton (sợi, vải và quần áo may sẵn) của Việt Nam từ Ấn Độ gia tăng trong thời gian gần đây, từ 8,9 triệu đô la Mỹ trong năm 2007 lên 26,1 triệu đô la Mỹ trong năm 2009.
Tuy nhiên, theo ông Rajagopal, hiện các doanh nghiệp trong ngành này của Ấn Độ vẫn chưa có các văn phòng đại diện cũng như nhà máy sản xuất tại Việt Nam. “Chúng tôi thấy cơ hội ở Việt Nam, nhưng chúng tôi cần thêm thời gian, vì khi thương mại được thúc đẩy, chúng tôi mới đầu tư. Có thể trong 2 hoặc 3 năm tới sẽ có những chuyển biến khả quan hơn”, ông Rajagopal cho biết.

Nguồn:Vinanet