(VINANET) Campuchia là thị trường tiêu thụ hàng hóa đầy tiềm năng, phù hợp với cơ cấu xuất hàng của Việt Nam.Từ năm 2009 đến nay, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này đều đạt trên 1 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 27%/năm.
Theo số liệu thống kê, 2 tháng năm 2015, kim ngạch xuất khẩu sang Campuchia đạt 373,53 triệu USD, giảm 9,57% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhóm hàng xăng dầu, sắt thép, phân bón, phương tiện vận tải và phụ tùng, nguyên phụ liệu dệt may giày dép, thức ăn gia súc và nguyên liệu,… là những mặt hàng chính xuất khẩu sang thị trường này. Trong đó, xăng dầu và các sản phẩm từ xăng dầu tiếp tục là mặt hàng dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Campuchia, với trị giá 72,97 triệu USD, chiếm 19,54% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này, giảm 24,05% so với cùng kỳ. Tiếp đến là sắt thép, xuất khẩu sang Campuchia 61,48 triệu USD, chiếm 16,46%, giảm 18,03% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên đây không phải là mặt hàng Việt Nam nên đẩy mạnh xuất khẩu tăng kim ngạch. Đứng thứ 3 là nhóm hàng dệt may, với kim ngạch 29,01 triệu USD, tăng 52,67% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong 2 tháng năm 2015, đa số các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Campuchia bị sụt giảm kim ngạch so với 2 tháng đầu năm ngoái; trong đó các nhóm hàng sụt giảm mạnh gồm: điện thoại và linh kiện (-94,98%), chất dẻo nguyên liệu (-56,45%), phân bón (-57,22%), gỗ (-45,9%), rau quả (-63,18%).
Tuy nhiên, vẫn có một vài nhóm hàng đạt được mức tăng cao về kim ngạch so với cùng kỳ như: Hàng dệt may (+52,67%), nguyên phụ liệu dệt may giày dép (tăng 48,77%); xơ, sợi dệt các loại (+36,06%).
Cần đẩy mạnh xuất khẩu sang khu vực Tây Bắc Campuchia: Hiện người dân trong khu vực Tây Bắc Campuchia chủ yếu dùng hàng Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc. Các loại hàng hoá có mức tiêu thụ tốt là: hàng tiêu dùng gia đình; nguyên vật liệu xây dựng; đồ nội thất; hàng điện lạnh; máy móc phục vụ nông nghiệp; thức ăn chăn nuôi; giống, thuốc bảo vệ cây trồng và vật nuôi. Hàng hoá xa xỉ, mỹ phẩm, đồ may mặc, đồ da... cao cấp (hàng hiệu) chưa được sử dụng phổ biến.
Khu vực Tây Bắc Campuchia là khu vực giáp với Thái Lan. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa đầu tư thích đáng, giao thông đi lại tương đối xa nên hàng Việt Nam chưa phong phú, chủ yếu là xà phòng, nước tẩy rửa, bánh kẹo, mì, bánh phở, miến khô... Nếu xúc tiến mạnh mẽ, đầu tư vận chuyển hàng hoá cùng với việc cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm thì nhiều khả năng hàng hoá của Việt Nam chiếm phần lớn thị phần khu vực Tây Bắc Campuchia.
Tình hình đầu tư vào Campuchia: Hiện nay, 6 tỉnh Tây Bắc Campuchia đều có nhiều dự án kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp, công cụ và dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản, thủy lợi, khai khoáng, du lịch (xây dựng khách sạn, nhà hàng, khai thác các loại hình du lịch)…
Lãnh đạo các địa phương của Campuchia rất quan tâm và tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội đến tìm hiểu đầu tư tại khu vực Tây Bắc Campuchia. Khi các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực Tây Bắc Campuchia cần chú ý một số vấn đề sau:
Tìm hiểu kỹ luật pháp của Campuchia liên quan đến việc đầu tư của doanh nghiệp tại Campuchia. Cần phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam trong quá trình tìm hiểu và thực hiện các quy định pháp luật của Campuchia; không nên khoán trắng hoặc thuê các cá nhân lo liệu thủ tục. Giá nhân công lao động phổ thông rẻ nhưng nguồn lao động có trình độ kỹ thuật còn ít về số lượng và hạn chế về chất lượng. Hiện tại, người dân 6 tỉnh Tây Bắc Campuchia chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp, nhưng các tỉnh đều thiếu các cơ sở nghiên cứu lai tạo giống, cơ sở khoa học kỹ thuật loại vừa và nhỏ, sản xuất nông nghiệp lại chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên, thiếu thốn nguồn nhiên liệu, phương tiện cơ giới công suất lớn, thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp còn hạn chế.
Số liệu của TCHQ xuất khẩu sang Campuchia 2 tháng năm 2015. ĐVT: USD
Mặt hàng
|
2T/2015
|
2T/2014
|
2T/2015 so với cùng kỳ(%)
|
Tổng kim ngạch
|
373.530.528
|
413.049.398
|
-9,57
|
Xăng dầu các loại
|
72.969.534
|
96.077.157
|
-24,05
|
Sắt thép
|
61.481.903
|
75.006.145
|
-18,03
|
Hàng dệt may
|
29.006.759
|
19.000.104
|
+52,67
|
Nguyên phụ liệu dệt may
|
21.403.982
|
14.387.407
|
+48,77
|
Thức ăn gia súc và nguyên liệu
|
18.265.361
|
-
|
*
|
Sản phẩm từ chất dẻo
|
15.306.787
|
15.672.781
|
-2,34
|
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
|
11.977.976
|
14.472.125
|
-17,23
|
Sản phẩm hóa chất
|
7.868.885
|
8.566.118
|
-8,14
|
Phương tiện vận tải và phụ tùng
|
7.426.621
|
8.297.348
|
-10,49
|
Phân bón các loại
|
7.317.451
|
17.103.207
|
-57,22
|
Sản phẩm từ sắt thép
|
7.094.243
|
9.347.887
|
-24,11
|
Bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc
|
6.955.341
|
9.638.214
|
-27,84
|
Dây điện và cáp điện
|
6.470.949
|
4.904.324
|
+31,94
|
Kim loại thường khác và sản phẩm
|
6.071.051
|
7.543.410
|
-19,52
|
Giấy và sản phẩm từ giấy
|
4.877.627
|
5.400.837
|
-9,69
|
Clinker và xi măng
|
4.477.364
|
-
|
*
|
Sản phẩm gốm sứ
|
4.264.690
|
4.197.975
|
+1,59
|
Xơ, sợi dệt các loại
|
3.456.830
|
2.540.699
|
+36,06
|
Hóa chất
|
2.643.033
|
3.404.100
|
-22,36
|
Hàng thuỷ sản
|
2.274.857
|
1.912.170
|
+18,97
|
Chất dẻo nguyên liệu
|
1.162.168
|
2.668.388
|
-56,45
|
Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ
|
1.153.420
|
-
|
*
|
Thủy tinh và sản phẩm từ thủy tinh
|
755.708
|
716.456
|
+5,48
|
Sản phẩm từ cao su
|
378.117
|
377.303
|
+0,22
|
Gỗ và sản phẩm gỗ
|
313.106
|
578.743
|
-45,90
|
Cà phê
|
219.566
|
287.077
|
-23,52
|
Hàng rau quả
|
215.359
|
584.902
|
-63,18
|
Điện thoại các loại và linh kiện
|
51.477
|
1.026.015
|
-94,98
|
Thủy Chung
Nguồn: Vinanet
Nguồn:Vinanet