(VINANET) - Đức tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại Liên minh châu Âu. Năm 2011 kim ngạch thương mại Việt Nam-Đức vẫn tăng 33%, đạt gần 5,6 tỷ USD. Dự báo, tổng kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và Đức năm 2012 có thể đạt 6,5 tỷ USD (tăng 18 % so với cùng kỳ), trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt khoảng 4 tỷ USD, nhập khẩu của Việt Nam đạt 2,5 tỷ USD.
Số liệu từ TCHQ Việt Nam, 11 tháng năm 2012 Việt Nam xuất khẩu sang Đức 3,7 tỷ USD, tăng 23,96% so với cùng kỳ năm trước, tính riêng tháng 11, Việt Nam đã thu về 407 triệu USD từ thị trường Đức, tăng 13,95% so với tháng 11/2011.
Các mặt hàng chính xuất khẩu sang Đức trong thời gian này là điện thoại các loại, hàng dệt may, cà phê, thủy sản…. trong đó điện thoại các loại đạt kim ngạch cao nhất, chiếm 29,3% tỷ trọng, tăng 95,09% so với cùng kỳ, riêng tháng 11, mặt hàng này xuất khẩu sang Đức đạt kim ngạch 144,1 triệu USD, tăng 34,9% so với tháng 11/2011.
Đối với mặt hàng thủy sản, năm 2012, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Đức có xu hướng giảm. 11 tháng 2012, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Đức giảm 18,38% so với cùng kỳ, tương đương với 182,3 triệu USD, tính riêng tháng 11/2012, xuất khẩu thủy sản sang thị trường này cũng giảm 15,89% so với tháng 11/2011.
Tôm, cá tra, cá ngừ là ba mặt hàng thủy sản chính mà Việt Nam xuất sang thị trường này. Nhìn chung, do sự sụt giảm đáng kể của kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tôm và cá tra khiến xuất khẩu thủy sản nói chung của Việt Nam sang Đức sụt giảm sâu, nhưng nhờ có xuất khẩu cá ngừ tăng nên đã hạn chế phần nào sự sa sút này.
Những năm gần đây, việc nhập khẩu thủy sản của Việt Nam vào Châu Âu thường tập trung vào một số cảng biển lớn của Đức và qua đó phân phối đi các nước khác trong khu vực. Do suy thoái kinh tế của toàn EU khiến sức mua của người dân giảm sút, nên nhập khẩu cũng theo đó bị giảm sút theo.
Người tiêu dùng Đức rất quan tâm đến chất lượng sản phẩm, cũng như giá cả sản phẩm. Những sản phẩm ưa chuộng thường là những sản phẩm có uy tín, được chứng nhận về đảm bảo an toàn sản phẩm.
Vì vây, để tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường này, doanh nghiệp Việt Nam cần dẩy mạnh việc quảng cáo thông qua các hội chợ triển lãm, cũng như giới thiệu những chứng nhận uy tín của doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm để tăng sự tin tưởng của người tiêu dùng.
Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Đức 11 tháng 2012
ĐVT: USD
|
KNXK T11/2012
|
KNXK 11T/2012
|
KNXK 11T/2011
|
% +/- KN so T11/201
|
%+/- KN so cùng kỳ
|
Tổng KN
|
407.089.454
|
3.715.088.388
|
2.997.089.641
|
13,95
|
23,96
|
Điện thoại các loại và linh kiện
|
144.174.892
|
1.091.910.702
|
559.683.987
|
34,90
|
95,09
|
hàng dệt, may
|
49.655.317
|
490.928.686
|
537.580.560
|
4,24
|
-8,68
|
cà phê
|
23.716.379
|
393.520.019
|
2.445.715.249
|
-0,34
|
-83,91
|
giày dép các loại
|
42.784.170
|
347.847.965
|
356.736.149
|
-5,38
|
-2,49
|
Hàng thủy sản
|
17.516.583
|
182.346.578
|
223.418.055
|
-15,89
|
-18,38
|
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
|
28.111.951
|
145.195.554
|
45.960.501
|
431,03
|
215,91
|
máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
|
8.873.712
|
121.489.828
|
67.346.514
|
11,35
|
80,40
|
gỗ và sản phẩm gỗ
|
15.481.671
|
108.391.043
|
105.777.500
|
14,79
|
2,47
|
túi xách, ví, vali, mũ và ô dù
|
11.329.272
|
100.382.336
|
90.934.768
|
-2,03
|
10,39
|
sản phẩm từ chất dẻo
|
9.206.406
|
95.963.157
|
91.139.378
|
7,17
|
5,29
|
cao su
|
10.011.730
|
94.203.280
|
118.757.179
|
-23,46
|
-20,68
|
sản phẩm từ sắt thép
|
8.344.514
|
80.430.088
|
83.292.090
|
-8,29
|
-3,44
|
hạt tiêu
|
1.941.420
|
75.897.606
|
64.209.536
|
-58,47
|
18,20
|
phương tiện vân tải va phụ tùng
|
315.106
|
33.247.859
|
30.203.113
|
-68,93
|
10,08
|
hạt điều
|
1.025.383
|
26.736.447
|
18.580.942
|
-50,48
|
43,89
|
sản phẩm mây, tre, cói và thảm
|
2.078.247
|
25.648.829
|
24.286.450
|
-17,40
|
5,61
|
sản phẩm gốm sứ
|
2.605.095
|
19.870.684
|
20.070.024
|
-9,16
|
-0,99
|
sản phẩm từ cao su
|
961.399
|
10.604.875
|
12.382.350
|
13,26
|
-14,35
|
Sản phẩm hóa chất
|
692.808
|
8.910.624
|
4.460.438
|
32,94
|
99,77
|
bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
|
702.994
|
7.798.920
|
8.470.364
|
-53,86
|
-7,93
|
Hàng rau quả
|
1.027.802
|
7.791.599
|
8.653.033
|
72,36
|
-9,96
|
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện
|
1.956.022
|
5.440.322
|
15.557.506
|
137,30
|
-65,03
|
đá quý, kim loại quý và sản phẩm
|
699.180
|
4.771.619
|
5.743.718
|
44,75
|
-16,92
|
chè
|
241.878
|
4.675.824
|
4.967.908
|
-59,84
|
-5,88
|
giấy và các sản phẩm từ giấy
|
81.544
|
2.076.807
|
2.210.736
|
-33,55
|
-6,06
|
sắt thép các loại
|
38.821
|
377.017
|
642.678
|
*
|
-41,34
|
Theo Vụ Thị trường châu Âu, sức tiêu thụ hàng tiêu dùng của người Đức lớn và đa dạng, hàng năm vào khoảng 550 tỷ USD. Trong khi đó, hàng Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 0,2% nhu cầu nhập khẩu của thị trường. Do vậy, khả năng tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Đức đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam còn rất lớn.
Bên cạnh đó, tiềm năng còn rất lớn khi mà hàng hoá của Việt Nam nhập khẩu vào Đức không chỉ phục vụ cho thị trường Đức mà còn tiếp tục được xuất khẩu sang các nước thành viên EU và các nước châu Âu khác.
Nguồn:Vinanet