(VINANET)-Theo Cục đầu tư nước ngoài, tính từ đầu năm 2014 đến nay, đã có 36 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm 1,12 tỷ USD, chiếm 23,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.
Số liệu Cục đầu tư nước ngoài cho thấy, tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 4 tháng đầu năm 2014, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 4,855 tỷ USD, bằng 59,1% so với cùng kỳ 2013.
Tính đến ngày 20/4/2014, cả nước có 390 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 3,22 tỷ USD, bằng 65,4% so với cùng kỳ năm 2013.
Cùng với đó, tính đến 20/4/2014, có 140 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 1,62 tỷ USD, bằng 49,7% so với cùng kỳ năm 2013.
Như vậy, tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 4 tháng đầu năm 2014, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 4,855 tỷ USD, bằng 59,1% so với cùng kỳ 2013.
Về lĩnh vực đầu tư, trong 4 tháng đầu năm 2014, công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 204 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 3,6 tỷ USD, chiếm 74,3% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 4 tháng năm 2014. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 7 dự án đầu tư đăng ký mới. Đứng thứ 3 là lĩnh vực xây dựng với 37 dự án đăng ký mới.
Riêng về đối tác đầu tư, tính từ đầu năm 2014 đến nay, đã có 36 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm 1,12 tỷ USD, chiếm 23,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Nhật Bản đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 531 triệu USD; Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 479,18 triệu USD, chiếm 9,9% tổng vốn đầu tư.
Không chỉ là thị trường dẫn đầu về đầu tư vào thị trường Việt Nam, mà Hàn Quốc cũng là một trong những thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ, trong 3 tháng đầu năm 2014, Việt Nam đã thu về trên 1,5 tỷ USD bằng việc xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hàn Quốc, tuy nhiên nếu so với cùng kỳ năm 2013, thì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này lại giảm nhẹ, giảm 8,93%.
Các mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc trong 3 tháng đầu năm nay là hàng dệt may, hàng thủy sản, điện thoại các loại và linh kiện, gỗ và sản phẩm, giày dép… trong đó mặt hàng dệt may chiếm tỷ trọng lớn, chiếm 29,2%, đạt kim ngạch 440,3 triệu USD, tăng 34,18% so với cùng kỳ; kế đến là hàng thủy sản đạt 126,3 triệu USD, tăng 53,26% và điện thoại các loại tăng 645,62%, đạt kim ngạch 103,3%. Như vậy, trong 3 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu 3 mặt hàng chính của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc đều tăng trưởng và chiếm 44,4%.
Một điểm đặc biệt là ba tháng đầu năm nay, xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc có thêm mặt hàng phân bón, nguyên phụ liệu dệt may da giày, máy ảnh máy quay phim và linh kiện với kim ngạch đạt lần lượt 14 triệu USD, 7,1 triệu USD và 26,3 triệu USD, tuy nhiên lại thiếu vắng mặt hàng dầu thô so với 3 tháng năm 2013.
Nhìn chung, 3 tháng đầu năm, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hàn Quốc đều tăng ở hầu khắp các mặt hàng, số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng dương chiếm trên 66,6% và mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất.
Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về tình hình xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc 3 tháng năm 2014 – ĐVT: USD
Chủng loại mặt hàng
|
KNXK 3T/2014
|
KNXK 3T/2013
|
% so sánh
|
Tổng KN
|
1.507.123.568
|
1.654.872.591
|
-8,93
|
Hàng dệt, may
|
440.364.071
|
328.195.747
|
34,18
|
Hàng thủy sản
|
126.395.417
|
82.468.585
|
53,26
|
Điện thoại các loại và linh kiện
|
103.356.756
|
13.861.920
|
645,62
|
Gỗ và sản phẩm gỗ
|
99.592.819
|
71.640.178
|
39,02
|
Giày dép các loại
|
81.571.765
|
60.096.590
|
35,73
|
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
|
59.555.315
|
60.395.582
|
-1,39
|
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
|
53.689.110
|
40.998.319
|
30,95
|
Xơ, sợi dệt các loại
|
49.093.727
|
59.502.181
|
-17,49
|
Phương tiện vận tải và phụ tùng
|
43.107.550
|
222.808.144
|
-80,65
|
Xăng dầu các loại
|
27.402.342
|
38.891.384
|
-29,54
|
Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù
|
24.438.950
|
18.098.263
|
35,03
|
Than đá
|
20.085.980
|
14.006.120
|
43,41
|
Sản phẩm từ sắt thép
|
18.814.639
|
10.857.302
|
73,29
|
Kim loại thường khác và sản phẩm
|
18.453.516
|
20.720.583
|
-10,94
|
Cà phê
|
17.116.235
|
21.289.847
|
-19,60
|
Sắt thép các loại
|
15.863.217
|
4.490.445
|
253,27
|
Cao su
|
14.469.942
|
20.968.998
|
-30,99
|
Dây điện và dây cáp điện
|
14.392.830
|
5.852.936
|
145,91
|
Sắn và các sản phẩm từ sắn
|
12.996.898
|
19.177.990
|
-32,23
|
Sản phẩm từ chất dẻo
|
10.122.832
|
9.112.999
|
11,08
|
Hàng rau quả
|
9.665.312
|
6.859.215
|
40,91
|
Sản phẩm hóa chất
|
9.551.871
|
5.207.941
|
83,41
|
Hạt tiêu
|
8.389.761
|
5.612.860
|
49,47
|
Sản phẩm từ cao su
|
8.129.746
|
5.962.675
|
36,34
|
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
|
5.357.744
|
6.823.197
|
-21,48
|
Hóa chất
|
4.600.262
|
1.991.229
|
131,03
|
Sản phẩm gốm, sứ
|
4.243.656
|
3.200.917
|
32,58
|
Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh
|
3.762.926
|
1.240.393
|
203,37
|
Giấy và các sản phẩm từ giấy
|
2.016.960
|
3.091.007
|
-34,75
|
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm
|
1.987.057
|
1.556.442
|
27,67
|
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm
|
1.302.604
|
1.181.013
|
10,30
|
Quặng và khoáng sản khác
|
878.880
|
156.840
|
460,37
|
Chất dẻo nguyên liệu
|
764.137
|
1.244.547
|
-38,60
|
Nguồn:Vinanet