menu search
Đóng menu
Đóng

Hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc giảm 14,34% về kim ngạch

16:27 07/03/2014

Trung Quốc luôn luôn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, riêng tháng đầu năm 2014, hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc đã lên tới 2,88 tỷ USD, chiếm 28,76% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước, giảm 14,34% so với tháng cuối năm 2013.

Trung Quốc luôn luôn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, riêng tháng đầu năm 2014, hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc đã lên tới 2,88 tỷ USD, chiếm 28,76% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước, giảm 14,34% so với tháng cuối năm 2013.

Máy móc, thiết bị, phụ tùng là nhóm hàng chủ yếu nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc, chiếm 21,06% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường này, đạt 606,7 triệu USD, giảm nhẹ 1,18% so với T12/2013; đứng thứ 2 về kim ngạch là nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện 432,6 triệu USD, chiếm 15%, giảm 1,08%; tiếp theo là một số nhóm hàng cũng đạt kim ngạch lớn trên 100 triệu USD như: máy vi tính, điện tử 321,6 triệu USD, chiếm 11,16%, giảm 18,6%; vải may mặc 309,78 triệu USD, chiếm 10,75%, giảm 15,18%; sắt thép 152,71 triệu USD, chiếm 5,3%, giảm 11,35%.

Hàng hóa nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc rất đa dạng, phong phú, nhưng trong tháng đầu năm 2014 hầu hết các loại hàng đều sụt giảm kim ngạch so với tháng cuối năm ngoái; trong đó nguyên liệu thuốc lá nhập khẩu từ thị trường này sụt giảm mạnh nhất, giảm tới 87,88%, chỉ đạt 0,73 triệu USD. Bên cạnh đó là một số nhóm hàng cũng giảm mạnh trên 50% so với T12/2013 đó là: Phân bón (-79,5%); quặng và khoáng sản khác (-71,34%); kim loại thường (-56,84%); ô tô nguyên chiếc (-54,17%). Tuy nhiên, có một vài nhóm hàng tăng kim ngạch so với cuối năm ngoái; trong đó nhập khẩu bông từ Trung Quốc tăng mạnh tới 325%, mặc dù kim ngạch chỉ đạt 0,49 triệu USD. Ngoài ra, nhập khẩu cao su, xe máy và đá quí cũng tăng mạnh với mức tăng tương ứng 94,72%, 55,24% và 66,63%.

Những nhóm hàng chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc tháng 1/2014. ĐVT: USD

 

 

Mặt hàng

 

T1/2014

 

T12/2013

T1/2014 so với T12/2013(%)

Tổng kim ngạch

       2.880.810.310

       3.363.025.316

-14,34

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

          606.704.012

          613.975.912

-1,18

Điện thoại các loại và linh kiện

          432.602.615

          437.317.458

-1,08

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

          321.597.771

          395.077.364

-18,60

Vải các loại

          309.780.805

          365.224.297

-15,18

Sắt thép các loại

          152.711.859

          172.266.382

-11,35

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

            94.665.798

            96.099.404

-1,49

Xăng dầu các loại

            81.884.506

          126.073.746

-35,05

Sản phẩm từ sắt thép

            63.885.244

            78.631.798

-18,75

Hóa chất

            61.765.145

            91.968.512

-32,84

Sản phẩm từ chất dẻo

            58.675.312

            65.838.845

-10,88

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

            46.587.761

            36.784.864

+26,65

Sản phẩm hóa chất

            43.681.102

            50.507.844

-13,52

Xơ, sợi dệt các loại

            36.914.690

            47.902.340

-22,94

Chất dẻo nguyên liệu

            35.005.703

            40.853.670

-14,31

Dây điện và dây cáp điện

            34.625.000

            35.126.789

-1,43

Thuốc trừ sâu và nguyên liệu

            33.728.042

            39.827.991

-15,32

Kim loại thường khác

            32.898.819

            76.220.920

-56,84

Khí đốt hóa lỏng

            31.187.896

            36.587.086

-14,76

Hàng điện gia dụng và linh kiện

            19.776.838

            26.221.408

-24,58

Linh kiện, phụ tùng ô tô

            17.804.807

            25.072.695

-28,99

Phân bón các loại

            17.519.283

            85.444.916

-79,50

Nguyên phụ liệu dược phẩm

            17.190.504

            17.661.895

-2,67

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

            16.009.048

            14.874.071

+7,63

Gỗ và sản phẩm gỗ

            15.439.265

            22.832.546

-32,38

Ô tô nguyên chiếc các loại

            14.453.405

            31.534.213

-54,17

Giấy các loại

            14.349.440

            16.901.050

-15,10

Hàng rau quả

            14.258.285

            14.957.902

-4,68

Sản phẩm từ kim loại thường khác

            12.809.245

            23.569.551

-45,65

Sản phẩm từ giấy

            12.204.798

            13.386.958

-8,83

Sản phẩm từ cao su

            11.668.761

            12.793.316

-8,79

Sản phẩm khác từ dầu mỏ

            10.019.945

              9.436.136

+6,19

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

              8.119.571

              4.872.732

+66,63

Phương tiện vận tải khác và phụ tùng

              7.314.502

              5.245.415

+39,45

Linh kiện, phụ tùng xe máy

              5.660.462

              6.066.382

-6,69

Dược phẩm

              4.407.242

              4.385.686

+0,49

Quặng và khoáng sản khác

              3.548.085

            12.380.166

-71,34

Cao su

              2.818.655

              1.447.509

+94,72

Hàng thủy sản

              1.991.121

              2.847.986

-30,09

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

                 849.706

              1.088.545

-21,94

Nguyên phụ liệu thuốc lá

                 731.414

              6.032.773

-87,88

Bông các loại

                 485.908

                 114.271

+325,22

Dầu mỡ động thực vật

                 181.060

                 345.651

-47,62

Xe máy nguyên chiếc

                   96.860

                   62.392

+55,24

Hiện nay, hàng nhập lậu Trung Quốc đội lốt Việt Nam đang tràn ngập khắp các chợ không những vùng biên mà ngay cả ở thành thị, các vùng nông thôn. Hàng hóa ruột Trung Quốc, nhãn mác Việt Nam bây giờ đã không còn là hiện tượng bột phát, nhỏ lẻ, nhập theo đường tiểu ngạch mà đang là một trào lưu như: bột ngọt Trung Quốc đóng gói nhãn hiệu Ajinomoto, dây curoa sản xuất Trung Quốc ghi nhãn ADR (An Dong Rubber) của công ty cao su An Đông, xúc xích, thịt bò xiên, bánh kẹo, đồ chơi trẻ em xuất xứ từ Trung Quốc dán nhãn hàng Việt Nam.

Trao đổi về con số nhập siêu hàng Trung Quốc tăng 100 lần trong vòng 10 năm qua, các chuyên gia kinh tế bày tỏ nhiều lo ngại về những hệ quả xấu đối với nền kinh tế như: Sẽ bị phụ thuộc quá nhiều; hàng hóa thực phẩm tràn vào nhưng không được kiểm soát về chất lượng; làm ảnh hưởng tới nền sản xuất trong nước, dẫn tới nhiều hậu quả khó lường.

Mặc dù nhập khẩu lớn từ nước láng giềng, chủ yếu là hàng trung gian phục vụ sản xuất nhưng về lâu dài chắc chắn sẽ tạo ra kênh thất thoát ngoại tệ cực lớn. Hiện nước ta đang nỗ lực xuất siêu sang nhiều quốc gia lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU... nhưng nếu thâm hụt lớn trong cán cân thương mại với Trung Quốc thì có thể phần nhập siêu đạt được này sẽ bị ăn hết.

Để cải thiện tình trạng này, điều quan trọng nhất là chúng ta cần luật hóa hoạt động mua bán 2 bên để tăng cường yếu tố pháp lý, bảo vệ người dân, doanh nghiệp Việt Nam khi có tranh chấp xảy ra. Cần phải thiết lập hàng rào kỹ thuật thương mại nghiêm ngặt và tuyên truyền, vận động người dân không vận chuyển hàng lậu. Các hiệp hội doanh nghiệp lưu ý không tiếp tay cho việc buôn bán hàng lậu, hàng giả, hàng độc hại.

Hiện nay nhiều tiểu thương Việt Nam bán hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt là vi phạm đạo đức kinh doanh, ở đây có trách nhiệm của cơ quan quản lý thị trường. Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng cần có những chương trình bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; khuyến khích người dân, doanh nghiệp buôn bán chính thống để kiểm soát hải quan, vệ sinh an toàn thực phẩm... cũng là giải pháp cần quan tâm.

Thủy Chung

Nguồn: Vinanet/Hải quan

Nguồn:Vinanet