VINANET- Trong những năm gần đây Trung Quốc luôn là đối tác thương mại lớn của Việt Nam, năm 2011 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 11,1 tỷ USD. Trong năm 2012 kim ngạch xuất khẩu đạt trên 12,3 tỷ USD, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 10,8% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước.
Mặt hàng máy vi tính, sp điện tử và linh kiện với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,89 tỷ USD, tăng 78,7% về trị giá, là mặt hàng dẫn đầu xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.
Mặt hàng cao su tuy giảm 35,9% về trị giá nhưng vẫn là mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn thứ hai vào thị trường Trung Quốc. Trong năm 2012, với kim ngạch đạt 1.326.472.087 USD, Trung quốc là thị trường nhập khẩu cao su nhiều nhất của nước ta, chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su của cả nước.
Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy hải sản xuất sang thị trường Trung Quốc trong năm 2012 có mức tăng trưởng ổn định.
Đối với nhóm hàng nông sản, đặc biệt là mặt hàng gạo thì những năm trước đây , Trung Quốc không phải là thị trường trọng điểm đối với hạt gạo Việt Nam. Nhưng cho tới thời điểm này, thị trường Trung Quốc lại đang giúp giá lúa gạo hàng hóa ở nước ta không bị giảm xuống thấp. Trong năm 2012 Trung Quốc đã nhập khẩu hơn 2 triệu tấn gạo, với trị giá 898.430.092 USD, tăng 574,97% về lượng và tăng 459,11% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Mặt hàng thuỷ sản với trị giá đạt 275.293.307 USD, tăng 23,3% so với cùng kỳ năm trước.
Trong nhóm hàng hàng công nghiệp, cùng với thực tế đầu tư nước ngòai tại Việt Nam ngày càng tăng, đặc biệt là đầu tư của các tập đoàn lớn đã thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghệ cao, hàng điện tử chất lượng tốt sẽ tăng lên trong thời gian tới. Kết quả năm 2012, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng máy vi tính, sp điện tử và linh kiện dẫn đầu xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, chiếm 15,2% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Trong năm 2012, một số mặt hàng có trị giá xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước là: xăng dầu các loại giảm 49%; sản phẩm hóa chất giảm 21%; sắt thép các loại giảm 71%; thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh giảm 49%.
Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2012
Mặt hàng XK
|
ĐVT
|
Năm 2012
|
|
|
Lượng
|
Trị giá (USD)
|
Tổng
|
|
|
12.388.226.959
|
Máy vi tính, sp điện tử và linh kiện
|
USD
|
|
1.892.150.446
|
Cao su
|
Tấn
|
492.749
|
1.326.472.087
|
Sắn và các sp từ sắn
|
Tấn
|
3.758.709
|
1.179.895.655
|
Dầu thô
|
Tấn
|
1.173.006
|
1.031.550.980
|
Gạo
|
Tấn
|
2.085.686
|
898.430.092
|
Than đá
|
Tấn
|
12.104.938
|
808.881.060
|
Gỗ và sp gỗ
|
USD
|
|
713.707.550
|
Xơ, sợi dệt các loại
|
Tấn
|
196.764
|
634.836.258
|
Xăng dầu các loại
|
Tấn
|
381.534
|
386.675.895
|
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
|
USD
|
|
342.595.232
|
Giày dép các loại
|
USD
|
|
300.736.561
|
Hạt điều
|
Tấn
|
46.671
|
289.225.197
|
Hàng thuỷ sản
|
USD
|
|
275.293.307
|
Hàng dệt may
|
USD
|
|
247.343.745
|
Hàng rau quả
|
USD
|
|
218.061.745
|
Chất dẻo nguyên liệu
|
Tấn
|
65.130
|
132.312.858
|
Cà phê
|
Tấn
|
50.674
|
130.326.135
|
Quặng và khoáng sản khác
|
Tấn
|
581.333
|
90.186.095
|
Sản phẩm từ cao su
|
USD
|
|
83.983.868
|
Dây điện và dây cáp điện
|
USD
|
|
72.461.698
|
Sp hoá chất
|
USD
|
|
63.426.097
|
Kim loại thường khác và sản phẩm
|
USD
|
|
36.490.956
|
Túi xách, ví, vali, mũ và ôdù
|
USD
|
|
34.838.666
|
Bánh kẹo và các sp từ ngũ cốc
|
USD
|
|
31.323.532
|
Hoá chất
|
USD
|
|
29.815.175
|
Sp từ sắt thép
|
USD
|
|
29.440.452
|
Sp từ chất dẻo
|
USD
|
|
24.987.824
|
Thuỷ tinh và các sp từ thuỷ tinh
|
USD
|
|
19.616.289
|
Chè
|
Tấn
|
14.632
|
19.307.247
|
Sắt thép các loại
|
Tấn
|
16.220
|
18.911.561
|
Phương tiện vận tải và phụ tùng
|
USD
|
|
11.657.152
|
Giấy và các sp từ giấy
|
USD
|
|
6.636.778
|
Sản phẩm gốm sứ
|
USD
|
|
3.014.002
|
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm
|
USD
|
|
1.456.918
|
Việt Nam với lợi thế cùng chung biên giới với Trung Quốc, làm sao để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này. Theo các chuyên gia trong ngành Việt Nam nên lựa chọn những mặt hàng phù hợp và có tiềm năng, xây dựng cho được những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển mạnh hàng xuất khẩu, đẩy mạnh và tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại các cấp, thu hút các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc vào Việt Nam đầu tư sản xuất hàng hóa để xuất khẩu trở lại Trung Quốc và các nước khác. Thực hiện quảng bá hình ảnh thương hiệu quốc gia, thành lập các trung tâm thương mại Việt Nam để trưng bày và giới thiệu các sản phẩm ưu thế của Việt Nam.
Nguồn:Vinanet