Theo Hải quan Thái Lan, tổng NK sò điệp của nước này tính đến hết tháng 11/2013 đạt 925,2 tấn, trị giá 6,3 triệu USD, giá trung bình NK là 6,83 USD/kg. Riêng tháng 11, khối lượng NK tăng mạnh đến 110% và giá trị tăng 20,3% so với cùng kỳ năm 2012 tương ứng 88,4 tấn và giá trị 598 triệu USD với mức giá trung bình là 6,76 USD/kg.
Mười một tháng đầu năm nay, Thái Lan NK nhiều nhất sản phẩm sò điệp đông lạnh với 795,8 tấn, trị giá 5,9 triệu USD, chiếm trên 90% tổng NK sò điệp của nước này. Tuy sản phẩm sò điệp sống đứng thứ 2 với khối lượng 111,8 tấn nhưng giá trị NK chỉ đạt 95,2 nghìn USD và đứng sau sản phẩm sò điệp tươi, ướp lạnh có giá trị 268,6 nghìn USD do có mức giá NK cao hơn gấp nhiều lần so với sò điệp sống. Trong giai đoạn này, sò điệp khô, muối là mặt hàng có giá trung bình NK cao nhất và đạt 18,67 USD/kg, tiếp đến sò điệp tươi, ướp lạnh có giá 17,28 USD/kg, sò điệp đông lạnh và sò điệp sống có giá 7,43 USD/kg và 0,85 USD/kg.
Australia là nhà cung cấp lớn nhất sò điệp đông lạnh cho Thái Lan trong năm nay với khối lượng 275,8 tấn, trị giá 702,9 nghìn USD. Kế đến là sản phẩm sò điệp sống từ Indonesia với khối lượng đứng thứ 2 và đạt 108,8 tấn, giá trị 17 nghìn USD. Trong khi sò điệp tươi, ướp lạnh của Thái Lan được NK chủ yếu từ Trung Quốc với khối lượng 8,2 tấn và giá trị 64,9 nghìn USD, còn sản phẩm sò điệp khô, muối được NK từ Nhật Bản với khối lượng rất nhỏ chỉ khoảng 1,5 tấn, giá trị 27,6 nghìn USD.
Cũng theo thống kê của Hải quan Thái Lan, 11 tháng đầu năm 2013, Australia, Đài Loan và Nhật Bản là 3 điểm đến hấp dẫn nhất của sò điệp Thái Lan. Trong đó, Thái Lan XK chủ yếu sò điệp đông lạnh sang Australia với giá trung bình 10,33 USD/kg, XK mặt hàng sò điệp tươi, ướp lạnh sang Đài Loan với mức giá 2,53 USD/kg, trong khi sò điệp khô, muối XK sang Nhật Bản có mức giá cao nhất là 30,74 USD/kg.
Tương tự một số nước XK nhuyễn thể trong khu vực như Việt Nam, Indonesia, Philippines và Malaysia, Thái Lan đã trải qua một năm khá khó khăn, thêm vào đó là sự thiếu hụt nguyên liệu trong nước dẫn đến nước này phải tăng mạnh NK nguyên liệu để chế biến. Hiện nay, Chính phủ Thái Lan đã có chính sách ưu tiên khuyến khích DN NK nguyên liệu hải sản nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất và XK đồng thời bảo vệ nguồn tài nguyên trong nước và giúp DN chủ động hơn về nguyên liệu để phục vụ cho gia công chế biến và tái XK.
Nhập khẩu sò điệp của Thái Lan
Sản phẩm
|
T11/2013
|
T1 - T11/2013
|
KL (tấn)
|
GT (1.000 USD)
|
Giá (USD/kg)
|
KL (tấn)
|
GT (1.000 USD)
|
Giá (USD/kg)
|
Sống
|
27,1
|
9,4
|
0,35
|
111,8
|
95,2
|
0,85
|
Tươi/ướp lạnh
|
1,0
|
23,1
|
22,58
|
15,5
|
268,6
|
17,28
|
Đông lạnh
|
59,9
|
557,0
|
9,30
|
795,8
|
5.914,5
|
7,43
|
Khô/muối
|
0,5
|
8,5
|
17,77
|
2,0
|
37,8
|
18,67
|
Tổng
|
88,4
|
598,0
|
6,76
|
925,2
|
6.316,1
|
6,83
|
Các nguồn chính cung cấp sò điệp cho Thái Lan
Sản phẩm
|
Xuất xứ
|
T1 - T11/2013
|
KL (tấn)
|
GT (1.000 USD)
|
Giá (USD/kg)
|
Sống
|
Indonesia
|
108,8
|
17,0
|
0,16
|
Tươi/ướp lạnh
|
Trung Quốc
|
8,2
|
64,9
|
7,88
|
Đông lạnh
|
Australia
|
275,8
|
702,9
|
2,55
|
Khô/muối
|
Nhật Bản
|
1,5
|
27,6
|
18,89
|
Xuất khẩu sò điệp của Thái Lan
Sản phẩm
|
T11/2013
|
T1 - T11/2013
|
KL (tấn)
|
GT (1.000 USD)
|
Giá (USD/kg)
|
KL (tấn)
|
GT (1.000 USD)
|
Giá (USD/kg)
|
Sống
|
-
|
-
|
-
|
1,1
|
5,9
|
5,23
|
Tươi/ướp lạnh
|
32,1
|
101,5
|
3,16
|
42,6
|
172,4
|
4,05
|
Đông lạnh
|
22,8
|
259,9
|
11,41
|
253,1
|
2,834,0
|
11,20
|
Khô/muối
|
-
|
-
|
-
|
0,8
|
15,9
|
19,01
|
Tổng
|
54,9
|
361,437
|
6,59
|
297,7
|
3.028,201
|
10,17
|
Thị trường chính NK sò điệp của Thái Lan
Sản phẩm
|
Thị trường
|
T1 - T11/2013
|
KL (tấn)
|
GT (1.000 USD)
|
Giá (USD/kg)
|
Sống
|
Hồng Kông
|
1,1
|
5,0
|
4,75
|
Tươi/ướp lạnh
|
Đài Loan
|
35,8
|
90,4
|
2,53
|
Đông lạnh
|
Australia
|
215,8
|
2.229,3
|
10,33
|
Khô/muối
|
Nhật Bản
|
0,4
|
12,9
|
30,74
|