menu search
Đóng menu
Đóng

Kim ngạch xuất khẩu sang Anh quí I/2012 tăng so với cùng kỳ

14:19 04/05/2012

Anh là một trong 7 thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu mỗi năm vượt 1 tỷ USD. Trong 6 năm trở lại đây, từ năm 2006-2011, hầu hết các năm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Anh đều tăng trung bình 17%/năm.
 
 

(VINANET)

Anh là một trong 7 thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu mỗi năm vượt 1 tỷ USD. Trong 6 năm trở lại đây, từ năm 2006-2011, hầu hết các năm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Anh đều tăng trung bình 17%/năm.
Dẫn nguồn số liệu từ TCHQ Việt Nam cho biết, tháng 3/2012, Việt Nam đã xuất khẩu sang Anh 198,3 triệu USD, tăng 5,9% so với tháng 2/2012, nâng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này 3 tháng đầu năm 2012 lên 550,5 triệu USD, tăng 5,76% so với cùng kỳ năm 2011.

Điện thoại các loại và linh kiện, giày dép, hàng dệt may, gỗ và sản phẩm… tiếp tục là những mặt hàng chính của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Anh trong thời gian này. Đạt kim ngạch cao là mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện với 45,7 triệu USD trong tháng, giảm 9,14% so với tháng liền kề trước đó, tinh chung quí I/2012, Việt Nam đã xuất khẩu 137 triệu USD mặt hàng này sang Anh, chiếm 24,8% tỷ trọng.

Đứng thứ hai về kim ngạch là mặt hàng giày dép với 33,1 triệu USD trong tháng, tăng 1,29% so với tháng trước đó, nâng kim ngạch xuất khẩu hàng giày dép sang thị trường Anh trong 3 tháng đầu năm lên 102,3 triệu USD, giảm 3,27% so với cùng kỳ năm 2011.

Hàng dệt may đạt kim ngạch thứ 3, với 31,8 triệu USD trong tháng 3, tăng 16,06% so với tháng liền kề trước đó, nâng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may sang Anh quí I/2012 lên 89,3 triệu USD, tăng 3,21% so với quí I/2011.

Đáng chú ý, trong quí I/2012 này, mặt hàng giấy và sản phẩm từ giấy tuy kim ngạch chỉ đạt 953 nghìn USD, tăng lại có sự tăng trưởng vượt bậc, tăng 387,76% so với cùng kỳ năm trước.

Hàng hóa xuất khẩu sang Anh 3 tháng năm 2012

ĐVT: USD

Mặt hàng

KNXK T3/2012

KNXK 3T/212

KNXK 3T/2011

% +/- KN T3 so T2/2012

% +/- KN so cùng kỳ

Tổng kim ngạch

198.394.653

550.517.922

520.551.060

5,90

5,76

Điện thoại các loại và linh kiện

45.764.152

137.049.290

 

-9,14

*

Giày dép các loại

33.103.636

102.395.959

105.854.041

1,29

-3,27

Hàng dệt, may

31.873.832

89.302.229

86.527.819

16,06

3,21

Gỗ và sản phẩm gỗ

19.523.464

47.288.688

49.646.116

32,35

-4,75

Hàng thuỷ sản

8.811.100

23.179.525

24.964.195

8,31

-7,15

Cà phê

8.155.555

23.127.278

24.801.711

-19,53

-6,75

Sản phẩm từ chất dẻo

6.295.811

17.287.955

14.445.205

7,73

19,68

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

5.298.618

16.456.983

10.529.675

-29,77

56,29

máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

5.367.259

10.674.394

 

46,95

*

Túi xách, ví, vali, mũ và ôdù

4.755.060

10.078.106

8.431.785

105,27

19,53

Hạt điều

4.162.339

9.784.512

5.313.601

33,17

84,14

Sản phẩm từ sắt thép

2.573.567

7.879.033

6.605.621

13,64

19,28

Xơ sợi các loại

3.059.862

7.134.795

 

5,94

*

Hạt tiêu

2.498.062

6.290.259

4.379.438

5,64

43,63

Sản phẩm gốm, sứ

1.369.920

3.720.238

3.791.448

6,47

-1,88

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

900.212

1.862.217

1.913.668

47,22

-2,69

Cao su

466.402

1.692.556

1.154.352

-50,19

46,62

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

527.819

1.482.348

1.659.787

30,02

-10,69

hàng rau quả

475.956

1.090.726

1.217.620

24,79

-10,42

Giấy và các sản phẩm từ giấy

277.282

953.067

195.396

-23,82

387,76

Sản phẩm từ cao su

290.519

816.083

 

-1,20

*

Phương tiện vân tải và phụ tùng

434.337

815.571

52.924.486

192,23

-98,46

sắt thép các loại

37.886

746.303

3.273.253

-94,65

-77,20

Dây điện và dây cáp điện

180.461

489.544

14.022.425

35,23

-96,51

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

88.922

296.286

318.284

-36,61

-6,91

Anh được đánh giá là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong EU. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Vương quốc Anh đã có những tăng trưởng không ngừng trong các năm vừa qua.

Theo ông Trần Ngọc Quân - Phó Vụ trưởng Vụ thị trường Châu Âu cho biết, chính sự khác biệt về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu giữa Việt Nam và Anh đã tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Anh nhất là đối với sản phẩm tiêu dùng.

Bởi hầu hết các công ty Anh đều tập trung vào những sản phẩm công nghệ cao, y tế, dược phẩm, máy móc thiết bị…hơn là sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu. Vì vậy, Anh có nhu cầu lớn về những mặt hàng mà Việt Nam có ưu thế bao gồm nông lâm thủy sản, dệt may, da giày và các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp.

Tuy nhiên trên thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam chưa khai thác được hết điều kiện này. Hàng hóa xuất khẩu của VN chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ những nhu cầu trên của thị trường Anh.

Mặc dù Anh được xem là nước có nền kinh tế mở, ủng hộ thương mại tự do toàn cầu, nhưng hàng xuất khẩu vào thị trường Anh lại phải chịu sự kiểm soát khá gắt gao về các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm... mà những "rào cản" này thường được áp dụng theo tiêu chí mới nhất của châu Âu và thông thường đó cũng là những tiêu chuẩn cao nhất đang được quốc tế áp dụng.

Ông Quân cũng cảnh báo, các doanh nghiệp Việt Nam muốn thâm nhập thị trường Anh phải đảm bảo ít nhất ba vấn đề sau: tiêu chuẩn hóa, sức khỏe và môi trường. Đặc biệt, khi Anh là một nước thành viên Liên minh Châu Âu thì nhập khẩu hàng hóa từ một nước ngoài EU, Anh sẽ áp dụng quy định của Liên minh Châu Âu về các vấn đề trên.

Trong Chiến lược phát triển kinh tế của Anh từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào phát triển thương mại dịch vụ, nay tập trung đẩy mạnh năng lực xuất khẩu, các lợi ích thương mại quốc gia được đặt ở vụ trí trung tâm trong chính sách đối ngoại. Theo đó, hoạt động xuất khẩu sẽ được tăng cường bằng các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp. Vì vậy, việc xuất khẩu sang Anh có thể sẽ được kiểm soát thông qua các biện pháp kỹ thuật tinh vi hơn.

Bên cạnh đó, Anh là thị trường phát triển với thị hiếu tiêu dùng cao nên sản phẩm và hàng hóa tiêu dùng ngày càng đề cao các giá trị bền vững (như đảm bảo sức khỏe con người, môi trường, giảm khí các bon)…Điều này sẽ tác động đến các doanh nghiệp xuất khẩu của ta do yếu tố chi phí thấp, nhân công rẻ không còn là lợi thế cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam.

Một nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến việc xuất khẩu của Việt Nam sang Anh chính là phí và thuế. Hiện nay, những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta sang Anh là giày dép, may mặc, đồ gia dụng đều là những mặt hàng trong diện chịu thuế VAT. Giá sẽ tăng ở mức khoảng 2.1%, trong khi chi tiêu cá nhân có thể giảm khoảng 0.2%. Chính nhân tố này sẽ ảnh hướng đến việc xuất khẩu của ta sang Anh.

Người tiêu dùng Anh vốn rất khó tính, hơn nữa đối với việc thay đổi thói quen và tư duy tiêu dùng của khách hàng là điều không dễ dàng, một khi họ đã chọn nhà cung cấp thì ít khi đổi sang nhà cung cấp khác. Bên cạnh đó, doanh nghiệp của Việt Nam chưa nắm bắt rõ các quy định về hàng nhập khẩu của Anh nên đã gặp không ít khó khăn khi xuất khẩu sang thị trường này.

Đại diện Vụ thị trường Châu Âu cũng khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam nên tìm hiểu kỹ thị trường Anh và tiềm năng thị trường cho sản phẩm định xuất khẩu sang Anh. Bên cạnh đó, tăng cường tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tại Anh (thông qua các kênh thông tin của Thương vụ Việt Nam tại Anh, hoặc UKTI – cơ quan xúc tiến thương mại và đầu tư Anh), để thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai nước, phấn đấu kim ngạch xuất nhập khẩu vào năm 2013 đạt 4 tỷ USD, nhất là trong bối cảnh Việt Nam Airlines chính thức mở đường bay thẳng Việt Nam – Luân Đôn vào đầu tháng 12/2011.

 

Nguồn:Vinanet