(VINANET) – Nhập khẩu các hàng hóa chính của Trung Quốc tăng mạnh ở hai con số trong tháng 2 so với một năm trước, cho thấy nhu cầu thực sự sôi động mặc dù nhu cầu cơ bản đã yếu.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang chậm lại, nhập khẩu mạnh trong hai tháng đầu của năm nay đã dẫn đến tồn trữ tăng cao. Giá các hàng hóa công nghiệp, như đồng, quặng sắt và thép giảm đều đặn suốt tháng 2, với quặng sắt và thép đã giảm xuống mức thấp trong tuần qua.
Cùng thời điểm này, số liệu thương mại chỉ ra xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 2 giảm 18,1% so với một năm trước, làm tăng câu hỏi về sức khỏe của nước nhập khẩu hàng hóa hàng đầu thế giới mặc dù việc giảm sút bất thường này được đổ lỗi do nghỉ Tết Nguyên đán.
Các nhà phân tích cho biết nhập khẩu mạnh mẽ trong hai tháng dầu năm phần lớn thúc đẩy bởi những yếu tố tạm thời như nhu cầu tài chính và tăng cường lưu kho, nhưng các điều kiện tín dụng đã giảm đáng kể từ tháng 1.
Với nhu cầu cơ bản sút kém do kinh tế phát triển chậm lại, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc có thể giảm đi trong những tháng tới do người dùng cuối kéo giảm hàng tồn kho vốn đã lớn.
So với một tháng trước, nhập khẩu dầu thô, đồng, quặng sắt và đậu tương trong tháng 2 tất cả đều giảm từ mức cao kỷ lục tháng trước, với các nhà phân tích đổ lỗi do nghỉ Tết Nguyên đán khi các nhà máy đóng cửa một thời gian dài.
Nhập khẩu dầu thô trong tháng 2 tăng 10,97% so với một năm trước lên 23,06 triệu tấn hay 6,01 triệu thùng/ngày, theo tính toán của Reuters dựa theo số liệu tháng 1 và 2 đưa ra bởi cơ quan hải quan.
Lượng đồng chưa gia công, trong đó Trung Quốc là nước mua hàng đầu thế giới, tăng 27,1% trong tháng 2 so với một năm trước lên 379.000 tấn. Nhưng nhập khẩu đã giảm khoảng 30%. Wu Jianguo, một nhà phân tích tại Maike Futures cho biết “việc giảm này một phần do ngày nghỉ nhưng chênh lệch giá (giữa giá nhập khẩu và trong nước) cũng kém”. Ông bổ sung thêm rằng những nhà nhập khẩu Trung Quốc hiện nay có ít nhu cầu nhập khẩu đồng giao ngay do giá trong nước thấp, đã giảm 10% trong năm nay.
Nhập khẩu quặng sắt tăng 11,9% trong tháng 2 so với một năm trước lên 63,16 triệu tấn, nhưng giảm 37,5% so với mức cao kỷ lục trong tháng 1.
Nhập khẩu đậu tương đứng ở mức 4,81 triệu tấn trong tháng 2, tăng 65,8% so với một năm trước. Trong khi lượng nhập khẩu sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới do đơn hàng đậu tương lớn của Brazil được ký trước đó, các nhà phân tích cảnh báo tiêu thụ trong nước giảm đã cân nhắc các nhà máy hủy các lô hàng.
Li Lifeng nhà phân tích tại cổng thông tin ngành Cofeed.com cho biết “nhu cầu trong nước là không sáng sủa hiện nay. Cúm gà bùng phát đã dẫn đến doanh số bán đậu tương giảm, vì thế các nhà máy nghiền đang đối mặt với dự trữ khô đậu tương ngày càng tăng. Nhiều nhà máy đã bắt đầu đóng cửa hoạt động của họ”. Theo Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, lợi nhuận nghiền khô đậu tương âm đã cân nhắc những người mua hủy 245.000 tấn đậu tương của Hoa Kỳ giao trong năm thị trường 2013/14.
Số liệu kinh tế gần đây tốt xấu lẫn lộn và nghỉ Tết đã làm khó khăn hơn để đánh giá đà tăng. Đầu tư yếu và chỉ số quản lý sức mua PMI sụt giảm đã trái ngược với xuất khẩu và cho vay ngân hàng đang bất ngời tăng lên.
Tại cuộc họp quốc hội thường niên trong tuần trước, Trung Quốc đã đưa ra những dấu hiệu mạnh mẽ nhất rằng những ngày tăng trưởng kinh tế chóng mặt đã qua, hứa hẹn một cuộc chiến tranh về ô nhiễm môi trường và giảm tốc độ đầu tư xuống mức thâp nhất một thập kỷ bởi áp lực tăng trưởng ổn định hơn.
Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7,5% trong năm nay, cao nhất trong số các cường quốc lớn của thế giới, mặc dù chính phủ cũng cho biết mục tiêu này là linh hoạt miễn là đủ công ăn việc làm được tạo ra.
Nguồn: Vinanet/ Reuters