Nhập khẩu nguyên liệu dệt may, da giày vào Việt Nam tháng 7 tăng trở lại so với tháng 6, với mức tăng 11,37% về kim ngạch và cũng tăng 30,42% so với tháng 7 năm ngoái, đạt 343,51 triệu USD; đưa tổng kim ngạch cả 7 tháng đầu năm lên 2,11 tỷ USD, tăng 19,07% so với 7 tháng đầu năm 2012.
Trung Quốc vẫn là thị trường chủ yếu cung cấp nhóm sản phẩm này cho Việt Nam chiếm 31,91% tổng kim ngạch nhập khẩu; tiếp sau đó là các thị trường như: Hàn Quốc chiếm 19,44%, Đài Loan chiếm 11,43%, Hồng Kông chiếm 6%, Nhật Bản chiếm 5,39%, Hoa Kỳ chiếm 4,91%.
Kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày sau khi sụt giảm ở hầu hết các thị trường trong tháng 6, thì sang tháng 7 kim ngạch đã tăng trở lại; trong đó nhập khẩu từ các thị trường lớn đều tăng như: nhập từ Trung Quốc tháng 7 tăng 21,3% so với tháng 6, đưa kim ngạch cả 7 tháng tăng 27,05% so cùng kỳ, đạt mức 671,78 triệu USD; nhập khẩu từ Hàn Quốc tháng 7 cũng tăng 11,45%, tính chung cả 7 tháng tăng 23,27%, đạt 409,34 triệu USD. Nhập từ Đài Loan tăng 1,55% trong tháng 7 và tăng 6,82% cả 7 tháng, đạt 240,62 triệu USD.
Nhìn chung trong 7 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó nhập khẩu từ NewZealand tăng mạnh nhất, tăng 98% so cùng kỳ. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tăng mạnh nhập khẩu từ một số thị trường như: Australia (+50,62%), Italia (+47,71%), Pakistan (+44,01%), Achentina (+42,98%).
Các thị trường cung cấp nguyên phụ liệu dệt may, da giày cho Việt Nam 7 tháng đầu năm 2013. ĐVT (USD)
|
|
Chênh lệch so với T6/2013
|
Chênh lệch so với T7/2012
|
|
Chênh lệch so với cùng kỳ(%)
|
Tổng kim ngạch
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngành dệt may, da giày cần chủ động nắm bắt cơ hội do Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mang lại: TPP sẽ mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều thách thức với các ngành kinh tế của nước ta khi tham gia, đặc biệt là đối với ngành dệt may, da giày.
Hiệp định TPP là hiệp định thương mại tự do giữa các nước ở ven 2 bờ Thái Bình dương, mục tiêu tiến tới loại bỏ từ 90% trở lên các rào cản về thuế quan cho hàng hóa, dịch vụ của đối tác tham gia hiệp định. Mặc dù phiên đàm phán TPP thứ 18 vừa qua đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể, một số nội dung vẫn cần có sự nỗ lực hơn nữa. Các nhà đàm phán đang bước vào giai đoạn đàm phán then chốt với nhiều vấn đề khó và nhạy cảm hơn. Và Việt Nam kỳ vọng sẽ được hưởng lợi từ TPP nhưng không ít khó khăn đang chờ đợi ở phía trước.
Theo Phó chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam Diệp Thành Kiệt, TPP sẽ mang lại môi trường kinh doanh minh bạch hơn, nhưng thách thức là khả năng hưởng được lợi thế, nắm bắt cơ hội và nội lực của doanh nghiệp có đủ thích nghi với môi trường mới hay không. Riêng đối với lĩnh vực thị trường mở như xuất khẩu ngành dệt may, da giày thì lại phụ thuộc vào Hiệp định TPP khá lớn và đây cũng là thị trường đầy tiềm năng của Việt Nam. Năm 2012, xuất khẩu toàn ngành da giày đạt 8,7 tỷ USD thì đã có 3,6 tỷ USD xuất khẩu vào Mỹ, Nhật, chiếm 41%. Đối với dệt may năm 2012 cả nước xuất khẩu 17,2 tỉ USD, trong đó vào Mỹ là 9,5 tỉ USD, chiếm 55%, nếu cộng thêm các nước đang đàm phán TPP thì hiện nay xuất khẩu dệt may vào TPP khoảng 10 tỉ USD, chiếm khoảng 58%. Như vậy, có thể thấy sự lệ thuộc của chúng ta vào thị trường TPP là rất lớn. Thách thức lớn nhất đặt ra là DN Việt Nam làm sao để hưởng các lợi thế từ TPP. Hiện trong ngành da giày, DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm 75% kim ngạch xuất khẩu mặc dù chỉ chiếm trên 20% lượng DN. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài, kể cả Mỹ, đã và đang xúc tiến các dự án đầu tư sản xuất sợi, vải, phụ liệu chuẩn bị cho TPP. Khi các nhà máy này đi vào hoạt động, chúng ta không lo thiếu nguyên phụ liệu làm hàng xuất vào TPP để hưởng thuế suất bằng 0.
(Lefaso)
Nguồn:Tin tham khảo