menu search
Đóng menu
Đóng

Nhập khẩu từ Đài Loan tăng trưởng ở hầu khắp các mặt hàng

10:45 09/05/2014

Tính từ đầu năm cho đến hết tháng 3/2014, Việt Nam đã nhập khẩu 2,4 tỷ USD từ thị trường Đài Loan, tăng 23,64% so với cùng kỳ năm 2013.

(VINANET) - Tính từ đầu năm cho đến hết tháng 3/2014, Việt Nam đã nhập khẩu 2,4 tỷ USD từ thị trường Đài Loan, tăng 23,64% so với cùng kỳ năm 2013.

Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ thị trường Đài Loan các mặt hàng xăng dầu, vải các loại, máy vi tính, sản phẩm điện tử, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng, chất dẻo nguyên liệu, sắt thép… trong đó mặt hàng xăng dầu có kim ngạch nhập khẩu cao nhất, chiếm 17,7% tổng kim ngạch, đạt 440,2 triệu USD, tăng 70,79% so với cùng kỳ năm trước. Đứng thứ hai là mặt hàng vải, kim ngạch đạt 313,7 triệu USD, tăng 16,87% và máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 248,6 triệu USD, tăng 69,49%...

Với ba mặt hàng chính kể trên, tổng kim ngạch đạt trên 1 tỷ USD, chiếm 40,5% kim ngạch và đều có tốc độ tăng trưởng kim ngạch dương.Nhìn chung, nhập khẩu của Việt Nam từ Đài Loan trong 3 tháng đầu năm nay đều có tốc độ tăng trưởng dương ở hầu khắp  các chủng loại mặt hàng, số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng âm chỉ chiếm 25%– đây cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Đài Loan.

Đáng chú ý, trong cơ cấu chủng loại mặt hàng nhập khẩu từ Đài Loan, so với cùng kỳ năm trước thì có thêm mặt hàng máy ảnh, máy quay phim và linh kiện; quặng và khoáng sản khác và phế liệu sất thép với kim ngạch đạt lần lượt 33 triệu USD, 4,6 triệu USD và 927,7 nghìn USD. Ngoài ra, lại thiếu vắng mặt hàng linh kiên phụ tùng xe máy.

Về tốc độ tăng trưởng dương các mặt hàng, thì nhập khẩu bông các loại tuy kim ngạch chỉ đạt 679,3 nghìn USD, nhưng lại có tốc độ tăng trưởng mạnh, tăng 2058,75% so với cùng kỳ.

Thống kê sơ bộ của TCHQ về tình hình nhập khẩu từ thị trường Đài Loan trong quý I/2014 – ĐVT: USD

 
KNNK 3T/2014
KNNK 3T/2013
% so sánh
Tổng kim ngạch
2.473.853.620
2.000.915.994
23,64
xăng dầu các loại
440.267.802
257.776.097
70,79
vải các loại
313.726.171
268.436.356
16,87
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
248.677.471
146.717.948
69,49
máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác
239.542.458
173.811.828
37,82
chất dẻo nguyên liệu
206.889.325
180.967.990
14,32
sắt thép các loại
169.209.022
172.719.534
-2,03
hóa chất
117.925.766
82.980.017
42,11
nguyên phụ liệu dệt may, da, giày
98.546.405
88.374.217
11,51
xơ, sợi dệt các loại
88.630.635
97.116.278
-8,74
sản phẩm hóa chất
84.363.565
81.083.914
4,04
kim loại thường khác
55.161.469
57.242.070
-3,63
sản phẩm khác từ dầu mỏ
50.371.474
47.180.817
6,76
sản phẩm từ chất dẻo
48.975.041
38.702.165
26,54
giấy các loại
42.826.497
40.286.841
6,30
sản phẩm từ sắt thép
38.511.730
25.989.442
48,18
điện thoại các loại và linh kiện
18.197.223
12.492.869
45,66
Hàng thủy sản
18.119.793
16.265.630
11,40
Thức ăn gia súc và nguyên liệu
14.704.770
12.436.910
18,23
cao su
12.826.388
19.515.401
-34,28
dây điện và dây cáp điện
9.674.415
8.101.568
19,41
sản phẩm từ giấy
7.423.733
7.363.493
0,82
sản phẩm từ kim loại thường khác
6.944.507
8.029.542
-13,51
sản phẩm từ cao su
5.500.437
5.293.657
3,91
Phân bón các loại
3.993.487
5.012.070
-20,32
hàng điện gia dụng và linh kiện
3.725.889
3.123.524
19,28
linh kiện, phụ tùng ô tô
3.270.199
3.233.344
1,14
dược phẩm
2.689.471
3.561.456
-24,48
phương tiện vân tải khác và phụ tùng
2.063.624
1.341.740
53,80
gỗ và sản phẩm gỗ
1.739.630
2.099.265
-17,13
thuốc trừ sâu và nguyên liệu
1.143.519
1.112.516
2,79
bông các loại
679.324
31.467
2,058,85
dđá quý, kim loại quý và sản phẩm
224.549
103.720
116,50

Mới đây Đài Loan đã đầu tư xây nhà máy dệt tại Hà Nam. Ông Chi Wei Kung - Tổng Giám đốc Công ty Tai YUEN (thuộc Tập đoàn Yulon của Đài Loan) - cho biết Tập đoàn Yulon quyết định triển khai dự án Nhà máy Dệt công nghệ cao tại Khu công nghiệp Đồng Văn II, huyện Duy Tiên (Hà Nam) với tổng vốn đầu tư 150 triệu USD.

Theo kế hoạch, dự án của Yunlon tại Hà Nam có tổng diện tích khoảng 24ha với số lao động ban đầu khoảng 500 công nhân.

Dự kiến tháng 8/2014, Nhà máy bắt đầu triển khai xây dựng, đến tháng 8/2015 sẽ đi vào hoạt động.

Cũng theo ông Chi Wei Kung, khi Nhà máy đi vào sản xuất sẽ cần sử dụng một lượng nước rất lớn, khoảng 1.500 m3/ngày cho giai đoạn đầu và giai đoạn sau là 2.500 m3/ngày. Ông cũng cam kết toàn bộ nước thải của Nhà máy sẽ được xử lý đạt mức A theo tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.

Yulon là một trong những tập đoàn sản xuất công nghiệp đa ngành lớn nhất tại Đài Loan. Lĩnh vực sản xuất truyền thống của Tập đoàn là công nghiệp chế tạo ôtô và công nghệ dệt.

Nhà máy Dệt công nghệ cao tại Hà Nam là dự án đầu tư đầu tiên của Tập đoàn Yulon tại Việt Nam.

NG.Hương

Nguồn: Vinanet/TTXVN

 

Nguồn:Vinanet