(VINANET) - Tính từ đầu năm cho đến hết tháng 4/2014, Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Thái Lan đạt gần 2 tỷ USD, tăng 6,41% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 4 tháng đầu năm nay, Việt Nam nhập khẩu từ Thái Lan có thêm các mặt hàng nguyên phụ liệu dược phẩm 2 triệu USD; nguyên phụ liệu thuốc lá 44,6 nghìn USD; thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh 11,6 triệu USD; chế phẩm thực phẩm khác 9,8 triệu USD; quặng và khoáng sản 19,8 triệu USD và chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh 21,8 triệu USD- đây cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường này.
Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng là mặt hàng đạt kim ngạch lớn nhất, chiếm 9,9% tỷ trọng, đạt kim ngạch 194,7 triệu USD, tăng 905,5% so với cùng kỳ năm trước – đây cũng là mặt hàng có tốc độ kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh nhất.
Kế đến là hàng điện gia dụng và linh kiện, đạt kim ngạch 176,9 triệu USD, tăng 14,62%...
Nhìn vào bảng số liệu cho thấy, các mặt hàng chủ yếu Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Thái Lan đều có tốc độ tăng trưởng dương, chiếm 35% tỷ trọng, đạt kim ngạch 684,5 triệu USD.
Ngoài những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng dương về kim ngạch, còn có những mặt hàng với tốc độ tăng trưởng âm như: xăng dầu giảm 20,37%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 30,77%; hàng thủy sản giảm 14,09%; ôtô nguyên chiếc giảm 66,82%...
Thống kê sơ bộ của TCHQ về tình hình nhập khẩu từ thị trường Thái Lan 4 tháng 2014 – ĐVT: USD
Mặt hàng
|
KNNK 4T/2014
|
KNNK 4T/2013
|
% so sánh
|
Tổng kim ngạch
|
1.955.164.038
|
1.837.306.660
|
6,41
|
máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác
|
194.713.158
|
19.364.741
|
905,50
|
hàng điện gia dụng và linh kiện
|
176.912.473
|
154.340.227
|
14,62
|
chất dẻo nguyên liệu
|
162.191.057
|
156.771.898
|
3,46
|
linh kiện phụ tùng ô tô
|
150.730.831
|
76.467.579
|
97,12
|
xăng dầu các loại
|
127.423.914
|
160.023.896
|
-20,37
|
hóa chất
|
75.518.336
|
62.912.771
|
20,04
|
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
|
67.860.818
|
98.024.078
|
-30,77
|
giấy các loại
|
61.936.851
|
56.197.404
|
10,21
|
vải các loại
|
61.514.157
|
57.875.624
|
6,29
|
sản phẩm hóa chất
|
59.476.934
|
51.894.671
|
14,61
|
nguyên phụ liệu dệt may da giày
|
56.608.490
|
41.833.545
|
35,32
|
sản phẩm từ chất dẻo
|
52.998.138
|
43.830.063
|
20,92
|
xơ sợi dệt các loại
|
43.972.883
|
42.182.831
|
4,24
|
oto nguyên chiếc các loại
|
42.503.217
|
128.112.391
|
-66,82
|
ngô
|
36.907.285
|
14.106.748
|
161,63
|
sản phẩm từ sắt thép
|
33.639.809
|
33.257.734
|
1,15
|
thức ăn gia súc và nguyên liệu
|
32.487.306
|
51.048.366
|
-36,36
|
sắt thép các loại
|
30.275.770
|
12.678.747
|
138,79
|
kim loại thường khác
|
30.133.508
|
18.475.639
|
63,10
|
sữa và sản phẩm sữa
|
26.258.400
|
23.272.474
|
12,83
|
cao su
|
19.898.900
|
20.212.737
|
-1,55
|
sản phẩm khác từ dầu mỏ
|
19.892.697
|
14.060.515
|
41,48
|
gỗ và sản phẩm gỗ
|
19.431.847
|
19.949.125
|
-2,59
|
sản phẩm từ cao su
|
17.751.315
|
18.613.466
|
-4,63
|
dược phẩm
|
14.384.516
|
19.579.129
|
-26,53
|
bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
|
12.792.809
|
9.094.639
|
40,66
|
hàng rau quả
|
12.473.827
|
14.574.025
|
-14,41
|
thuốc trừ sâu và nguyên liệu
|
10.857.222
|
16.746.237
|
-35,17
|
Dây điện và dây cáp điện
|
10.655.547
|
33.276.081
|
-67,98
|
sản phẩm từ kim loại thường khác
|
9.920.594
|
9.808.542
|
1,14
|
Hàng thuỷ sản
|
4.840.984
|
5.634.634
|
-14,09
|
sản phẩm từ giấy
|
3.755.344
|
3.755.170
|
0,00
|
dầu mỡ động thực vật
|
2.798.266
|
5.726.594
|
-51,14
|
phân bón các loại
|
2.129.950
|
1.989.685
|
7,05
|
máy ảnh, máy quay phim và linh kiện
|
1.844.312
|
163.424.612
|
-98,87
|
đá quý,kim loại quý và sản phẩm
|
1.333.273
|
902.683
|
47,70
|
Đối với hàng mỹ phẩm, với lợi thế gần gữi về khoảng cách địa lý, từ lâu hàng mỹ phẩm Thái đã trở thành sản phẩm khá quen thuộc với người Việt. Không quá tràn lan như hàng Trung Quốc, mỹ phẩm Thái âm thầm xâm chiếm thị trường và đang ngày càng có những bước tiến chắc chắn. Hàng Thái ở nước ta đa dạng mẫu mã chủng loại.
Phần lớn mỹ phẩm Thái được tiêu thụ tại Việt Nam là hàng giá rẻ bình dân, phù hợp với thu nhập của đại đa số người dân. Hàng Trung Quốc tuy giá thành rẻ nhưng chất lượng lại bị lên án quá nhiều, ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng. Còn các mặt hàng thương hiệu từ các nước phương Tây khi cộng thêm thuế phí lại khá cao. Chính vì lý do đó mà hàng xuất xứ Thái Lan nhận được nhiều cảm tình của người tiêu thụ trong nước.
Các mặt hàng mỹ phẩm của Thái tại Việt Nam có đầy đủ chủng loại từ các sản phẩm dưỡng da, chăm sóc cơ thể cho đến trang điểm cá nhân. Ngay cả các sản phẩm dầu gội, sữa tắm hay dưỡng thể của các hãng quen thuộc như: Pantene, Rejoice, Vaseline, Nivea… được dán mác sản xuất tại Thái Lan cũng được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng hơn hẳn. Ngoài ra là những nhãn hàng nội địa của Thái cũng được tiêu thụ mạnh: Mistine, Cathy Doll… với đầy đủ các chủng loại sản phẩm dưỡng da, trang điểm.
Không khó để có thể tìm thấy các mặt hàng này ngay tại các chợ hay siêu thị mỹ phẩm trên thị trường. Chủ các của hàng mỹ phẩm cho biết: “Cùng một sản phẩm dầu gội, khách hàng khi đươc lựa chọn đều chọn mua hàng sản xuất tại Thái chứ không phải hàng sản xuất trong nước. Giá cả chỉ chênh nhau một ít nhưng người mua lại an tâm hơn hẳn về chất lượng”.
Chợ Đông Hà - Quảng Trị lại nổi tiếng với “đặc sản” là các sản phẩm hàng tiêu dùng Thái Lan mà chủ yếu là các mặt hàng mỹ phẩm. Cửa khẩu Lao Bảo- Quảng Trị là nơi tập kết chính của hàng Thái khi về Viêt Nam qua đường bộ. Từ cửa khẩu hàng hóa được phân phối đi các nơi. Không chỉ người dân trong tỉnh đã quen với việc sử dụng “ngoại nhập” mà đây là điểm đến mua sắm trong các tour du lịch của khách trong và ngoài nước khi đến thăm Quảng Trị.
Chưa kể đến các chương trình hội chợ hàng Thái diễn ra đều đặn hàng năm ở cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh không thể thiếu mặt hàng mỹ phẩm. Các sản phẩm được bán tại đây như: sữa rửa mặt, dầu gội, sữa tắm, phấn đánh mặt, kẻ mắt… hầu hết có giá thành chỉ từ 20.000 đồng cho đến 150.000 đồng thu hút rất nhiều người mua.
Không chỉ quen thuộc với các dòng hàng giá rẻ, người Việt cũng đang làm quen với việc sử dụng các măt hàng cao cấp có uy tín của Thái Lan. Không như các sản phẩm bình dân chủ yếu nhập theo đường tiểu ngạch, xách tay về, mặt hàng cao cấp được nhập khẩu chính ngạch về nước ta qua các công ty phân phối độc quyền.
Mới đây nhất, sản phẩm kem dưỡng da- mặt nạ ngủ Kiss làm mưa làm gió trên thị trường. Sản phẩm niêm yết: 539.000 đồng/15ml, 790.000 đồng/30ml - giá thành không hề rẻ nhưng nhiều đại lý kinh doanh vẫn luôn trong tình trạng cháy hàng không kịp cung cấp.
Lý giải điều này, Giám đốc Công ty cổ phần Kiss Skincare Việt Nam- cho hay, Kiss Skincare là sản phẩm cao cấp, chất lượng cao được đầu tư về nghiên cứu chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì, truyền thông thương hiệu và phát triển thị trường. Mặt hàng được nhà sản xuất đầu tư vào thiết kế hình ảnh, kiểu dáng, mẫu mã rất đẹp và khoa học, tiện dụng cùng với việc đầu tư chi phí sản xuất vào chất lượng vỏ hộp, in ấn bao bì không thua kém với những sản phẩm của các thương hiệu đã từ lâu nổi tiếng trên thế giới. Việc này góp phần đem lại cho khách hàng cái nhìn thiện cảm và cảm nhận an toàn từ một sản phẩm cao cấp ngay từ lần đầu tiên tiếp cận với sản phẩm. Đây là những yếu tố giúp cho mỹ phẩm cao cấp Thái có được sự tin dùng của các khách hàng.
Bên cạnh Công ty cổ phần Kiss Skincare còn có một số công ty cũng chuyên về mặt hàng mỹ phẩm cao cấp của Thái như: MCL Việt Nam, Green Beauty… cũng dần được nhiều người biết đến và sử dụng ngày một nhiều. Việt Nam đang dần trở thành mảnh đất màu mỡ cho các thương hiệu mỹ phẩm Thái thỏa sức tiêu thụ.
Nguồn: Vinanet/Báo Công Thương điện tử
Nguồn:Vinanet