menu search
Đóng menu
Đóng

Nhập khẩu vải may mặc về Việt Nam ngày càng tăng

15:26 05/11/2013

Tháng 9/2013 nhập khẩu vải may mặc các loại của cả nước trị giá 661,86 triệu USD, tăng 19,47% so với tháng 9 năm ngoái; đưa tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này 9 tháng đầu năm 2013 lên gần 6,05 tỷ USD, chiếm 6,28% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước, tăng 19,16% so với cùng kỳ năm 2012.

(Vinanet) Tháng 9/2013 nhập khẩu vải may mặc các loại của cả nước trị giá 661,86 triệu USD, tăng 19,47% so với tháng 9 năm ngoái; đưa tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này 9 tháng đầu năm 2013 lên gần 6,05 tỷ USD, chiếm 6,28% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước, tăng 19,16% so với cùng kỳ năm 2012.

Trung Quốc vẫn là thị trường cung cấp chủ yếu các loại vải may mặc cho Việt Nam, riêng tháng 9 nhập khẩu vải từ thị trường này tới 330,3 triệu USD; đưa tổng kim ngạch 9 tháng lên 2,78 tỷ USD, chiếm 45,96% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này, đạt mức tăng 27,74% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thị trường Hàn Quốc là nhà cung cấp vải lớn thứ 2 cho Việt Nam, đạt 1,23 tỷ USD trong 9 tháng, chiếm 20,29%, tăng 19,2% so cùng kỳ.

Tiếp đến các thị trường đạt trên 100 triệu USD trong 9 tháng như: Đài Loan 898,07 triệu USD, chiếm 14,85%, tăng 11,87%; Nhật Bản 398,02 triệu USD, chiếm 6,58%, giảm 1,67%; Hồng Kông 278,47 triệu USD, chiếm 4,61%, tăng 11,72%; Thái Lan 152,75 triệu USD, chiếm 2,53%, tăng 29,64% so cùng kỳ.    

Nhìn chung, kim ngạch nhập khẩu vải từ đa số các thị trường đều tăng so với cùng kỳ, trong đó kim ngạch tăng mạnh trên 50% ở các thị trường như: Bỉ (+56,89%), Thổ Nhĩ Kỳ (+54,4%), Singapore (+51,06%), Philipines (+50,47%).

Thị trường cung cấp vải may mặc cho Việt nam 9 tháng đầu năm 2013. ĐVT: USD

Thị trường
T9/2013
9T/2013
T9/2013 so với T9/2012(%)
9T/2013 so với cùng kỳ(%)
Tổng cộng
661.859.640
6.046.712.934
+19,47
+19,16
Trung Quốc
330.296.584
2.779.007.335
+37,25
+27,74
Hàn Quốc
116.310.429
1.226.605.149
+7,72
+19,20
Đài Loan
102.080.203
898.068.158
+6,27
+11,87
Nhật Bản
39.916.059
398.015.358
+0,45
-1,67
Hồng Kông
22.017.743
278.469.883
-19,44
+11,72
Thái Lan
20.122.270
152.745.760
+33,20
+29,64
Malaysia
5.197.812
45.883.009
+36,50
+36,12
Ấn Độ
4.965.085
41.318.901
+67,13
+32,71
Italia
2.073.501
38.395.287
+31,39
-20,64
Indonesia
3.506.356
34.689.801
-39,40
-30,21
Đức
2.095.183
29.496.746
+74,47
+24,91
Pakistan
2.464.702
24.168.807
-12,10
+7,59
Hoa Kỳ
1.694.228
17.441.362
-18,54
-4,72
Thổ Nhĩ Kỳ
2.280.591
15.782.764
+79,38
+54,40
Anh
466.066
7.052.394
-31,23
-2,52
Pháp
486.033
6.056.392
+22,62
+7,33
Bỉ
157.185
2.928.813
-34,52
+56,49
Singapore
143.428
2.914.170
-4,63
+51,06
Philipines
132.472
2.248.391
-16,17
+50,47
Thuỵ Sĩ
103.928
1.865.731
+51,63
-41,69
Đan Mạch
47.779
218.298
*
-12,29

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Nguyên liệu cho ngành dệt may phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc: Các chuyên gia cho rằng, Trung Quốc cung cấp khoảng 50% tất cả các nguyên liệu vải sợi cho Việt Nam. Các nguyên liệu bông, xơ sợi, vải, nút, vật liệu may,… hầu hết phải nhập khẩu. Trừ bông, được nhập khẩu từ Úc, Ấn Độ và Hoa Kỳ, hầu hết các nguyên phụ liệu ngành may mặc được nhập khẩu từ Trung Quốc.

Các chuyên gia cho biết tìm nguồn cung ứng nguyên phụ liệu ngành may mặc là vấn đề quyết định then chốt cho sự phát triển của các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, và nói chung số lượng nhập khẩu nguyên phụ liệu trong năm sau luôn cao hơn năm trước.

Theo Hiệp hội Bông Việt Nam (VCOSA), Trung Quốc hiện giữ vai trò chi phối rất lớn trong vấn đề cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành dệt may toàn cầu.

Đại diện VCOSA cho biết hiện nay, Trung Quốc chiếm 27% nguồn cung cấp bông toàn cầu, 60,42% xơ sợi, 50,6% vải, và 48% cọc sợi.

Lượng hàng trung gian nhập khẩu quá lớn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đang phải bươn chải, sống sót phụ thuộc lớn vào việc nhập hàng Trung Quốc.

Khả năng cạnh tranh, đặc biệt là ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất hàng may mặc và xuất khẩu của Việt Nam là rất yếu, và cho thấy ngành may mặc Việt Nam phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc, cả hàng trung gian lẫn hàng tiêu dùng cuối cùng.

Nguồn:Vinanet