(VINANET) – Theo Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản, thì Nhật bản đã trở thành đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam về lĩnh vực kinh tế, đầu tư và thương mại và là một trong những bạn hàng lớn của Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam cũng trở thành một địa chỉ đáng tin cậy để các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư.
Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam cho thấy, tính từ đầu năm cho đến hết tháng 3/2014, Việt Nam đã thu về từ thị trường Nhật Bản 3,6 tỷ USD, tăng 17,33% so với cùng kỳ năm 2013. Các mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản gồm có hàng dệt, may, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, thủy sản, gỗ sản phẩm gỗ, giày dép….
Nếu không kể dầu thô, thì 3 tháng đầu năm nay, hàng dệt may đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất sang thị trường Nhật Bản, chiếm 16,08% tổng kim ngạch, đạt 589,5 triệu USD, tăng 11,09% so với 3 tháng 2013. Kế đến là mặt hàng phương tiện vận tải, đạt 501,2 triệu USD, tăng 22,06%, tính chung tổng kim ngạch 3 mặt hàng kể cả dầu thô xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản trong quý I/2014 đạt trên 1,7 tỷ USD chiếm 41,7% tổng kim ngạch.
Một điểm đáng chú ý trong xuất khẩu mặt hàng sang Nhật Bản trong thời gian này là có thêm mặt hàng phân bón và nguyên phụ liệu dệt may da giày với kim ngạch đạt lần lượt 836,2 nghìn USD và 13,3 triệu USD.
Nhìn chung, 3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đều tăng trưởng ở hầu khắp các mặt hàng, số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng âm chỉ chiếm 11,4%.
Thống kê sơ bộ của TCHQ về tình hình xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản trong quý I/2014 – ĐVT: USD
|
KNXK 3T/2014
|
KNXK 3T/2013
|
% so sánh
|
Tổng kim ngạch
|
3.664.470.713
|
3.123.335.158
|
17,33
|
Dầu thô
|
618.641.957
|
575.604.441
|
7,48
|
hàng dệt, may
|
589.525.342
|
530.650.718
|
11,09
|
Phương tiện vận tải và phụ tùng
|
501.227.410
|
410.634.770
|
22,06
|
máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
|
323.196.736
|
286.428.252
|
12,84
|
Hàng thủy sản
|
229.573.272
|
204.501.789
|
12,26
|
gỗ và sản phẩm gỗ
|
225.157.067
|
174.630.634
|
28,93
|
giày dép các loại
|
142.099.083
|
101.408.358
|
40,13
|
sản phẩm từ chất dẻo
|
121.134.206
|
92.707.306
|
30,66
|
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
|
83.897.501
|
88.230.133
|
-4,91
|
túi xách, ví, vali, mũ và ô dù
|
73.611.788
|
57.966.894
|
26,99
|
hóa chất
|
58.530.870
|
47.159.994
|
24,11
|
sản phẩm từ sắt thép
|
54.687.261
|
36.729.702
|
48,89
|
cà phê
|
50.809.920
|
44.473.413
|
14,25
|
Dây điện và dây cáp điện
|
43.782.364
|
40.307.081
|
8,62
|
Than đá
|
41.999.786
|
28.871.929
|
45,47
|
sản phẩm hóa chất
|
37.002.800
|
31.647.013
|
16,92
|
Kim loại thường và sản phẩm
|
28.608.230
|
26.055.777
|
9,80
|
thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh
|
22.025.083
|
14.544.635
|
51,43
|
sản phẩm gốm, sứ
|
21.459.395
|
18.021.035
|
19,08
|
sản phẩm từ cao su
|
17.660.379
|
13.661.006
|
29,28
|
giấy và các sản phẩm từ giấy
|
17.587.113
|
17.056.044
|
3,11
|
Hàng rau quả
|
15.621.822
|
13.980.912
|
11,74
|
sản phẩm mây, tre, cói và thảm
|
10.770.263
|
8.365.826
|
28,74
|
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện
|
10.422.362
|
8.650.118
|
20,49
|
đá quý, kim loại quý và sản phẩm
|
9.382.386
|
9.175.520
|
2,25
|
Xơ sợi dệt các loại
|
8.867.063
|
7.800.586
|
13,67
|
cao su
|
6.483.529
|
5.973.815
|
8,53
|
bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
|
6.403.394
|
6.117.323
|
4,68
|
Điện thoại các loại và linh kiện
|
4.999.147
|
3.123.316
|
60,06
|
hạt tiêu
|
4.889.343
|
3.766.587
|
29,81
|
chất dẻo nguyên liệu
|
3.117.946
|
3.926.959
|
-20,60
|
Quặng và khoáng sản khác
|
2.716.702
|
2.628.030
|
3,37
|
Hạt điều
|
2.364.464
|
1.740.943
|
35,82
|
sắt thép các loại
|
1.135.356
|
1.608.672
|
-29,42
|
sắn và các sản phẩm từ sắn
|
483.745
|
525.374
|
-7,92
|
Thông tin từ Bộ Nông - Lâm - Thủy sản Nhật cho biết trong vòng 50 năm trở lại đây, tỉ trọng GDP của nông nghiệp Nhật giảm từ 9% còn 1%, tỉ trọng nhân lực cắt giảm từ 28% xuống thấp hơn 3%, 25% diện tích đất canh tác bị thu hẹp... Ngoài ra, khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực, việc dỡ bỏ thuế quan được áp dụng có thể khiến khả năng tự cung lương thực của Nhật giảm từ 40% còn 14%. Như vậy, Nhật cần nhập khẩu một lượng lớn nông sản thực phẩm để bù vào nguồn cung thiếu hụt trong nước.
Đây là một thông tin tốt cho ngành nông-lâm-thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật.
Tại Hội thảo “Môi trường đầu tư và tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp giữa ĐBSCL và Nhật Bản”, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ khẳng định, ĐBSCL là vùng sản xuất lúa gạo, cây ăn trái, thủy hải sản lớn nhất của Việt Nam. Hằng năm, vùng sản xuất hơn 90% lượng gạo xuất khẩu chiếm khoảng 20% thị phần xuất khẩu gạo toàn cầu; cung cấp 70% lượng trái cây; đóng góp khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước... Ngoài ra, ĐBSCL còn là một trong những trung tâm năng lượng lớn của Việt Nam.
Tuy nhiên, xuất khẩu nông sản vào Nhật khó vì giá hàng hóa nông sản ở Nhật rất đắt, cao hơn gấp nhiều lần so với hàng cùng loại nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước khác nên chính phủ Nhật dựng rào cản lớn để bảo hộ sản xuất nội địa. Nông sản Việt Nam, cụ thể là trái cây nhiệt đới, rất khó chen chân vào Nhật vì không thể vượt qua các vòng “sát hạch” gắt gao.
Chẳng hạn, người Nhật rất thích ăn chuối, yêu cầu sản phẩm phải thật sự “sạch”, chủ động sang Philippines hướng dẫn nông dân cách trồng chuối theo tiêu chuẩn chất lượng của họ, hợp tác lập đồn điền hàng ngàn hecta để trồng chuối rồi xuất sang Nhật. Nông dân Việt Nam vẫn giữ thói quen làm ăn cá thể, không có diện tích lớn để sản xuất đại trà theo tiêu chuẩn chất lượng đồng nhất, chưa có thói quen tuân thủ phương pháp sản xuất khoa học... Trước mắt, phải thay đổi thói quen sản xuất của nông dân.
Theo Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, nông sản Việt muốn vào Nhật phải đáp ứng được tiêu chuẩn của họ về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện một số loại trái cây Việt Nam như cam, quýt, nhãn, đu đủ, chôm chôm... bị Nhật đưa vào danh sách cấm nhập khẩu vì có dòi phương Đông. Xoài cát Hòa Lộc muốn xuất sang Nhật phải khử trùng, chiếu xạ kỹ lưỡng. Song song đó, nếu so với Trung Quốc, Thái Lan, nông sản nói chung và trái cây Việt Nam nói riêng mẫu mã không đẹp bằng, dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật nhiều...
Nguồn: Vinanet/Nông nghiệp Việt Nam
Nguồn:Vinanet