menu search
Đóng menu
Đóng

Những nhóm hàng chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Đài Loan

10:07 07/03/2014

Hàng hóa của Việt Nam xuất sang thị trường Đài Loan tháng 1/2014 đạt 176,93 triệu USD, giảm 9,11% so với tháng cuối năm 2013.

Hàng hóa của Việt Nam xuất sang thị trường Đài Loan tháng 1/2014 đạt 176,93 triệu USD, giảm 9,11% so với tháng cuối năm 2013; trong đó, nhóm hàng điện thoại và linh kiện đứng đầu về kim ngạch với 43,41 triệu USD; tiếp đến dệt may 14,64 triệu USD; máy móc, thiết bị 8,86 triệu USDmáy vi tính 8 triệu USD; gỗ và sản phẩm gỗ 7,92 triệu USD; thủy tinh và sản phẩm thủy tinh 7,79 triệu USD; thủy sản 7,12 triệu USD. Nhìn chung, tháng đầu năm nay xuất khẩu hầu hết các mặt hàng sang thị trường Đài Loan đều bị sụt giảm so với cuối năm 2013.

Đối với hàng nông lâm thủy hải sản nói chung, Việt Nam cung cấp khoảng 3% tổng kim ngạch nhập khẩu của Đài Loan, chủ yếu gồm: thủy sản, rau quả, gạo, ngũ cốc...

Đối với mặt hàng thủy sản, Việt Nam là nhà cung cấp lớn thứ 3 của Đài Loan, chiếm khoảng 7,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này. Tháng 1/2014 tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang Đài Loan đạt 7,11 triệu USD, giảm 46,69% so với tháng cuối năm 2013. Các sản phẩm chủ yếu bao gồm: tôm đông lạnh đã bóc vỏ hoặc chưa, filet cá...

Mặt hàng rau quả đạt kim ngạch 1,48 triệu USD, giảm 43,91% so với T12/2013, các mặt hàng xuất khẩu sang Đài Loan gồm chủ yếu là dừa khô, các loại hoa quả sấy khô, các loại hoa quả tươi có một lượng rất nhỏ. Các loại rau gồm các loại đậu, bắp cải, su hào, cải xoăn,...

Những nhóm hàng chủ yếu xuất khẩu sang Đài Loan tháng 1/2014. ĐVT: USD

 

Mặt hàng

T1/2014

T12/2013

T1/2014 so với T12/2013(%)

Tổng kim ngạch

           176.931.087

           194.659.645

-9,11

Điện thoại các loại và linh kiện

             43.407.204

             22.178.627

+95,72

Hàng dệt may

             14.645.494

             17.095.838

-14,33

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

               8.862.775

             11.493.876

-22,89

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

               7.999.663

             11.352.384

-29,53

Gỗ và sản phẩm gỗ

               7.919.838

               8.901.208

-11,03

Thuỷ tinh và sản phẩm từ thuỷ tinh

               7.788.628

               4.759.472

+63,64

Hàng thuỷ sản

               7.107.096

             13.332.817

-46,69

Giấy và sản phẩm từ giấy

               6.661.673

               7.619.388

-12,57

Giày dép

               5.483.364

               9.767.417

-43,86

Sản phẩm Gốm sứ

               5.123.255

               7.207.825

-28,92

Xơ sợi dệt các loại

               3.433.376

               3.589.357

-4,35

Cao su

               3.365.283

               5.728.241

-41,25

Sản phẩm từ sắt thép

               3.257.455

               3.680.605

-11,50

Sản phẩm từ chất dẻo

               2.767.361

               3.185.242

-13,12

Phương tiện vận tải và phụ tùng

               2.742.089

               3.601.299

-23,86

Nguyên liệu dệt may, da giày

               2.266.112

              1.382.876

+63,87

Kim loại thường khác và sản phẩm

               2.002.357

               1.227.287

+63,15

Sản phẩm từ hoá chất

               1.769.154

               2.353.002

-24,81

Sắt thép

               1.552.559

               3.188.926

-51,31

Hàng rau quả

               1.478.351

               2.635.811

-43,91

Chè

               1.439.902

               2.560.414

-43,76

Hạt điều

               1.318.088

               2.477.843

-46,81

Hoá chất

               1.246.343

               1.907.168

-34,65

Túi xách, ví, vali,mũ ô dù

               1.190.328

               1.165.855

+2,10

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

               1.120.320

               1.973.947

-43,24

Gạo

               1.079.442

               1.297.590

-16,81

Sản phẩm từ cao su

                  721.973

               1.509.708

-52,18

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

                  693.828

                  651.894

+6,43

Sắn và sản phẩm từ sắn

                  596.620

                  666.760

-10,52

Sản phẩm mây tre, cói, thảm

                  378.653

                  457.796

-17,29

Phân bón

                  329.454

                    76.562

+330,31

Đá quí, kim loại quí và sản phẩm

                  322.101

                    45.735

+604,28

Dây điện và cáp điện

                  187.167

                  233.869

-19,97

Chất dẻo nguyên liệu

                  103.197

                           -  

*

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Đài Loan:

Sau hơn 20 năm kể từ khi Đài Loan và Việt Nam bắt đầu có sự giao lưu về kinh tế, thương mại, Đài Loan luôn được coi là một trong những đối tác quan trọng về thương mại và đầu tư của Việt Nam. Hiện nay, Đài Loan là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam. Xét riêng về nhập khẩu, Đài Loan là đối tác Việt Nam nhập khẩu lớn thứ 4, nhưng về xuất khẩu, Đài Loan mới chỉ là đối tác xuất khẩu lớn thứ 16 của Việt Nam. Thống kê này cho thấy sự thiếu cân bằng trong cán cân thương mại giữa hai Bên, đồng thời nhấn mạnh cần phải chú trọng hơn nữa công tác thúc đẩy xuất khẩu, khai thác thị trường đầy tiềm năng này.

Trong vòng hai mươi năm qua, do có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế nên cơ cấu hàng hóa trao đổi giữa Việt Nam và Đài Loan khá khác biệt và mang tính bổ sung cao. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Đài Loan là các mặt hàng như điện thoại các loại và linh kiện, hàng dệt may, nông lâm thủy sản, cao su, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác, giấy và các sản phẩm từ giấy, gỗ và sản phẩm gỗ, giầy dép các loại, sản phẩm gốm sứ, máy vi tính và sản phẩm điện tử, linh kiện...với hàm lượng giá trị xuất khẩu thấp. Về cơ bản, các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan trong hai mươi năm qua có thể chia thành 3 nhóm chính: nhóm nông lâm thủy sản, nhóm nguyên nhiên liệu và khoáng sản, nhóm công nghiệp chế biến.

Đài Loan là thị trường nhiều tiềm năng với thị hiếu đa dạng, đồng thời đóng vai trò trung gian cho rất nhiều loại sản phẩm của Việt Nam sang các thị trường Âu, Mỹ và Đông Á. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng của cộng đồng người Việt đông đảo (khoảng hơn 200 nghìn người, chiếm 1% dân số Đài Loan) tại Đài Loan sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại song phương cũng như tuyên truyền về thói quen tiêu dùng các mặt hàng trong nước tại Đài Loan.

Tuy nhiên, Đài Loan cũng là một thị trường không dễ xâm nhập do chủ trương duy trì các tập quán thị trường trong nước và buôn bán với bạn hàng truyền thống. Bên cạnh đó, Đài Loan cũng áp dụng những tiêu chuẩn, quy định khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm nghiệm kiểm dịch, chính sách thuế và phi thuế đối với hàng nông lâm thủy sản nhập khẩu. Những quy định này cũng thường xuyên được điều chỉnh, sửa đối, gây không ít khó khăn cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam.

Để xâm nhập thị trường Đài Loan được thuận lợi, doanh nghiệp nên tạo lập quan hệ với các nhà nhập khẩu để đưa hàng hóa vào các siêu thị. Hàng hóa thường đóng gói nhỏ gọn, thiết kế đẹp mắt kèm đầy đủ những thông tin và hướng dẫn sử dụng.

Để có thể khai thác hiệu quả tiềm năng của thị trường Đài Loan, tận dụng tối đa cơ hội nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sang thị trường này, cùng với sự hỗ trợ về mặt chính sách của Nhà nước, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chủ động nghiên cứu tìm hiểu thị trường, và quan trọng hơn là phải tự ý thức trong việc quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường năng lực cạnh tranh, không chỉ để thỏa mãn những yêu cầu của đối tác nhập khẩu mà còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao giá trị xuất khẩu.

Thủy Chung

Nguồn:Vinanet/Hải quan  

Nguồn:Vinanet