Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2013, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá đạt 264,26 tỷ USD, tăng 15,7% so với năm 2012; trong đó xuất khẩu đạt 132,135 tỷ USD, tăng 15,4% và nhập khẩu đạt 132,125 tỷ USD, tăng 16,1%. Cán cân thương mại hàng hoá khá cân bằng trong năm 2013. Những mặt hàng nhập khẩu chính gồm:
Cơ cấu nhập khẩu ô tô các loại trong năm 2012 và năm 2013.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Tổng trị giá nhập khẩu nhoám hàng này trong năm 2013 là 17,69 tỷ USD, tăng 34,9%; trong đó nhập khẩu của khu vực FDI là 16,24 tỷ USD, tăng 40,3% và nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp trong nước là 1,45 tỷ USD, giảm 5,4% so với năm trước.
Hàn Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam với trị giá nhập khẩu gần 5,1 tỷ USD, tăng mạnh 54,7%; tiếp theo là các thị trường: Trung Quốc 4,49 tỷ USD, tăng 34,7%; Singapore 1,94 tỷ USD, tăng mạnh 88,9%; Nhật Bản 1,82 tỷ USD, tăng 7,4%… so với năm 2012.
Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác: Năm 2013, tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này đạt gần 18,69 tỷ USD, tăng 16,5% về số tương đối và tăng 2,65 tỷ USD về số tuyệt đối so với năm trước.
Trong năm qua, khối các doanh nghiệp FDI nhập khẩu 10,43 tỷ USD, tăng 21,8% và khối các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu 8,25 tỷ USD, tăng 10,5% so với năm trước.
Tính đến hết năm 2013, Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này từ Trung Quốc là gần 6,57 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm 2012. Tiếp theo là các thị trường: Nhật Bản 2,96 tỷ USD, giảm 13%; EU 2,29 tỷ USD, tăng 11,7%; Hàn Quốc 2,82 tỷ USD; tăng mạnh 61,9%; Đài Loan 924 triệu USD, tăng 6,7%; Hoa Kỳ 778 triệu USD, tăng 4,4%…
Điện thoại các loại và linh kiện: Tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong năm 2013 đạt 8,05 tỷ USD, tăng 59,6% về số tương đối và tăng hơn 3 tỷ USD về số tuyệt đối; trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc là gần 5,7 tỷ USD, tăng mạnh 66,3%; Hàn Quốc 2,2 tỷ USD, tăng mạnh 65,6%.
Xăng dầu các loại: Trong năm 2013, tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước là 7,37 triệu tấn, giảm 19,9% so với năm 2012 với trị giá hơn 6,98 tỷ USD, giảm 22%. So với năm 2012, trị giá nhập khẩu xăng dầu các loại giảm gần 1,98 tỷ USD, trong đó phần giảm do giá giảm là 193 triệu USD và phần giảm do lượng giảm là 1,78 tỷ USD.
Năm 2013, Việt Nam nhập khẩu xăng dầu chủ yếu từ các thị trường: Singapore 2,03 triệu tấn, giảm 46,2%; Trung Quốc 1,29 triệu tấn, tăng 3,5%; Đài Loan 1,28 triệu tấn, giảm nhẹ 0,2%; Cô oét 703 nghìn tấn, giảm nhẹ 0,4%… so với năm trước.
Nguyên vật liệu ngành dệt may, da, giày: Tính đến hết năm 2013, trị giá nhập khẩu là 14,81 tăng 18,6% so với năm 2012. Trong đó trị giá nhập khẩu vải là gần 8,4 tỷ USD, tăng 19,3%; nguyên phụ liệu dệt may da giày là gần 3,73 tỷ USD, tăng 17,9%; xơ sợi dệt là gần 1,52 tỷ USD, tăng 8% và bông là 1,17 tỷ USD, tăng 33,4%.
Các thị trường chính cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong năm 2013 là: Trung Quốc 5,56 tỷ USD, tăng 27,3%; Hàn Quốc 2,63 tỷ USD, tăng 19%; Đài Loan 2,08 tỷ USD, tăng 8,4%; Nhật Bản 824 triệu USD, giảm 2,8%; Hoa Kỳ 666 triệu USD, tăng mạnh 65,7% … so với năm 2012.
Sắt thép các loại: Tính đến hết năm 2013, tổng lượng nhập khẩu sắt thép của cả nước là gần 9,46 triệu tấn, trị giá là 6,66 tỷ USD, tăng 24,4% về lượng và tăng 11,6% về trị giá so với năm trước.
Sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong năm qua chủ yếu có xuất xứ từ: Trung Quốc 3,5 triệu tấn, tăng49,5%; Nhật Bản 2,51 triệu tấn, tăng 16,3%; Hàn Quốc 1,41 triệu tấn, giảm 3,7%; Đài Loan 928 nghìn tấn, tăng22,7%... so với năm 2012.
Thức ăn gia súc và nguyên liệu: Tính đến hết năm 2013, cả nước nhập khẩu 3,08 tỷ USD nhóm hàng này, tăng 25,4%; trong đó trị giá nhập khẩu khô dầu đậu tương là 1,74 tỷ USD, tăng 37,9% so với năm trước.
Việt Nam nhập khẩu thức ăn gia súc & nguyên liệu trong năm 2013 chủ yếu từ các thị trường: Achentina 1,02 tỷ USD, tăng 46%; Hoa Kỳ 430 triệu USD, tăng 48,6%; Ấn Độ 338 triệu USD, tăng 18,9%; Brazil 264 triệu USD, tăng mạnh 76,2%… so với năm 2012.
Phế liệu sắt thép: Tính đến hết năm 2013, cả nước nhập khẩu gần 3,24 triệu tấn với trị giá 1,25 tỷ USD, giảm 1,4% về lượng và giảm 11,8% về trị giá so với năm trước.
Các thị trường chính xuất khẩu phế liệu sắt thép cho Việt Nam trong năm 2013 bao gồm: Australia 498 nghìn tấn, giảm 9,3%; Hoa Kỳ gần 447 nghìn tấn, giảm nhẹ 1,2%; Nhật Bản 391 nghìn tấn, tăng 40%… so với năm 2012.
Chất dẻo nguyên liệu: Tổng lượng nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu của Việt Nam năm 2013 là 3,16 triệu tấn, tăng 15,3%, kim ngạch nhập khẩu là 5,71 tỷ USD, tăng 18,9% so với năm trước.
Trong năm 2013, Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này chủ yếu từ các thị trường: Ả rập Xê út 718 nghìn tấn, tăng 26,1%; Hàn Quốc 635 nghìn tấn, tăng 23,2%; Đài Loan gần 446 nghìn tấn, tăng 16,6%; Thái Lan 294 nghìn tấn,giảm nhẹ 1,5%… so với năm 2012.
Phân bón các loại: Tính đến hết năm 2013, tổng lượng phân bón nhập khẩu của cả nước trong là 4,68 triệu tấn, trị giá nhập khẩu là 1,71 tỷ USD, tăng nhẹ 1% so với năm 2012.
Trong năm 2013, lượng nhập khẩu nhiều nhất là phân SA với 1,1 triệu tấn, giảm 4,3%; phân Kali hơn 1 triệu tấn, tăng 21,8%; phân DAP là 984 nghìn tấn, tăng 29,5%; phân Ure là 798 nghìn tấn, tăng mạnh 58,3%; phân NPK 421 nghìn tấn, tăng 23,5% và phân bón loại khác là 354 nghìn tấn, giảm nhẹ 0,9% so với năm 2012.
Việt Nam nhập khẩu phân bón trong năm 2013 chủ yếu có xuất xứ từ: Trung Quốc 2,53 triệu tấn, tăng 18,4% và chiếm 54% tổng lượng phân bón nhập về của cả nước; Nhật Bản 289 nghìn tấn, giảm 5,4%; Bêlarút 289 nghìn tấn, giảm 1,3%…
Ô tô nguyên chiếc: Tính trong năm 2013, lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc của cả nước là hơn 35,2 nghìn chiếc, tăng 28,5%; trị giá gần 727 triệu USD, tăng 18,1% so với năm 2012; trong đó tăng cả ở loại ô tô tải và ô tô 9 chỗ trở xuống.
Cụ thể, lượng nhập khẩu ô tô tải là gần 16,73 nghìn chiếc, trị giá 381 triệu USD, tăng mạnh 69,1% về lượng và tăng 29,4% về trị giá; ô tô 9 chỗ trở xuống là gần 15,5 nghìn chiếc, trị giá hơn 180 triệu USD, tăng 13% về lượng và tăng 26,8% về trị giá so với năm trước.
Trong năm 2013, Hàn Quốc tiếp tục là thị trường chính cung cấp ô tô nguyên chiếc cho Việt Nam với hơn 14,5 nghìn chiếc, tăng 23,2% so với năm 2012 và chiếm 41,3% tổng lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu của cả nước. Tiếp theo là Thái Lan gần 7,8 nghìn chiếc, tăng mạnh 75,9%; Trung Quốc 4,37 nghìn chiếc, tăng 12,4%; Nhật Bản 2,3 nghìnchiếc, tăng mạnh 80,8%…
Nguồn: Hải quan
Nguồn:Hải quan Việt Nam