(VINANET) - Theo Bộ Công Thương, ngành dệt may tiếp tục tăng trưởng ở khu vực may nhưng lại gặp khó khăn ở khu vực sản xuất nguyên liệu.
Cụ thể, mặc dù trong tháng 7 sản lượng quần áo mặc thường ước đạt trên 239 triệu cái, tăng 12,5%; sản xuất vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 26 triệu m2, tăng 6,3%; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt gần 61 triệu m2, tăng 3,2% so với tháng 7-2012. Tuy nhiên, tính chung 7 tháng đầu năm, sản xuất quần áo mặc thường tăng 8,6%; vải dệt từ sợi tự nhiên giảm 1,9%; vải dệt từ sợi tổng hợp giảm 5,7% so với cùng kì 2012.
Ngành may mặc Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ thấy, 6 tháng đầu năm 2013, Việt Nam đã nhập khẩu 3,9 tỷ USD vải các loại, tăng 17,26% so với cùng kỳ năm trước, tính riêng tháng 6/2013 đã nhập khẩu 689,6 triệu USD, giảm 21,93% so với tháng liền kề trước đó.
Nhằm khắc phục tình trạng trên, ngành dệt may và nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang đầu tư mạnh vào chuỗi cung ứng sợi, dệt, nhuộm. Điển hình như Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) vừa khởi công Dự án xây dựng Nhà máy Sợi Phú Hưng tại Khu công nghiệp Phú Bài (Thừa Thiên - Huế); Tập đoàn Texhong (Hong Kong) đưa vào hoạt động giai đoạn 1 Nhà máy sợi tại Quảng Ninh với ba nhà xưởng và một số công trình phụ trợ phục vụ sản xuất sợi...
Theo nhận định của Bộ Công Thương, việc đẩy mạnh đầu tư vào chuỗi cung ứng sợi, dệt nhuộm sẽ tạo ra giá trị gia tăng và lợi thế cạnh tranh cho ngành dệt may, giảm sự lệ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu và nâng cao tỷ lệ nội địa hóa cho sản phẩm.
Vải may mặc là một trong những mặt hàng mà hàng nhập ngoại đang “làm mưa làm gió” trên thị trường. Thuế nhập khẩu mặt hàng vải may mặc cũng đang dần dần được cắt giảm theo lộ trình tại Hiệp định FTA ASEAN - Trung Quốc.
Qua bảng số liệu cho thấy, Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu vải sang Việt Nam. Nếu như trong năm 2011, kim ngạch nhập khẩu vải các loại từ Trung Quốc là 2,799 tỷ USD thì năm 2012, trị giá vải nhập khẩu từ Trung Quốc bằng đường chính ngạch đã lên đến 3,04 tỷ USD. 6 tháng đầu năm 2013, Việt Nam đã nhập khẩu 1,7 tỷ USD, tăng 24,68% so với cùng kỳ. Với đà nhập khẩu này, hàng Trung Quốc đang chiếm tới 43,24% tổng kim ngạch nhập khẩu vải từ các thị trường.
Ngoài thị trường Trung Quốc, Việt Nam nhập khẩu vải từ các thị trường khác như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hôngkong với kim ngạch đạt lần lượt 812,4 triệu USD; 600,1 triệu USD; 260,1 triệu USD và 189,8 triệu USD…
Thống kê thị trường nhập khẩu vải các loại 6 tháng 2013
ĐVT: USD
|
KNNK 6T/2013
|
KNNK 6T/2012
|
% +/- KN so 6T/2013
|
Tổng KN
|
3.941.143.522
|
3.360.958.643
|
17,26
|
Trung Quốc
|
1.776.348.947
|
1.424.740.264
|
24,68
|
Hàn Quốc
|
812.442.719
|
672.818.769
|
20,75
|
Đài Loan
|
600.116.910
|
537.583.091
|
11,63
|
Nhật Bản
|
260.188.207
|
272.918.001
|
-4,66
|
Hong Kong
|
189.809.139
|
166.362.247
|
14,09
|
Thái Lan
|
99.784.418
|
75.874.176
|
31,51
|
Malaixia
|
29.058.287
|
23.597.142
|
23,14
|
An Độ
|
27.459.836
|
21.492.379
|
27,77
|
Italia
|
26.960.095
|
40.895.326
|
-34,08
|
Indonesia
|
23.150.069
|
32.633.292
|
-29,06
|
Đức
|
17.735.385
|
17.368.773
|
2,11
|
Pakixtan
|
16.228.570
|
16.022.519
|
1,29
|
Hoa Kỳ
|
10.048.944
|
12.118.490
|
-17,08
|
Thổ Nhĩ Kỳ
|
8.950.551
|
6.706.447
|
33,46
|
Pháp
|
4.510.248
|
4.197.777
|
7,44
|
Bỉ
|
2.204.937
|
1.262.360
|
74,67
|
Xingapo
|
1.996.332
|
1.386.829
|
43,95
|
Philippine
|
1.383.476
|
993.538
|
39,25
|
Thụy Sỹ
|
1.283.434
|
2.714.112
|
-52,71
|
Đan Mạch
|
136.975
|
135.927
|
0,77
|
(Nguồn số liệu: TCHQ)
Nguồn:Vinanet