menu search
Đóng menu
Đóng

Tháng 1 nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc giảm trước đợt nghỉ lễ

16:14 10/02/2014
Nhập khẩu các hàng hóa chính của Trung Quốc có thể giảm trong tháng 1 với người mua giảm nhu cầu trước kỳ nghỉ Tết trong bối cảnh lo ngại về tăng trưởng kinh tế chậm lại trong năm nay.

(VINANET) – Nhập khẩu các hàng hóa chính của Trung Quốc có thể giảm trong tháng 1 với người mua giảm nhu cầu trước kỳ nghỉ Tết trong bối cảnh lo ngại về tăng trưởng kinh tế chậm lại trong năm nay.

Tăng trưởng sản xuất tại Trung Quốc giảm xuống đáy 6 tháng trong tháng 1 do kết quả của nhu cầu trong nước và nước ngoài giảm, lo lắng tăng cao về kinh tế chậm lại tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.

Nhập khẩu cũng bị hạn chế bởi việc kiềm chế ô nhiễm và khủng hoảng tiền mặt gây khó khăn cho nhà đầu tư để có một lượng tiền lớn mua đồng và quặng sắt. Nhu cầu tương đối yếu nghĩa là dự dữ của các hàng hóa chính vẫn cao.

Số liệu thương mại sơ bộ phát hành trong thứ tư.

Dầu thô

Các nhà phân tích dự kiến nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc giảm trong tháng 1 từ mức cao kỷ lục 6,31 triệu thùng/ngày trong tháng 12 do nhà máy lọc dầu nhà nước Sinopec có thể mua dầu chậm lại sau khi một vụ nổ đường ống dầu gây tử vong vào cuối tháng 11. Vụ tai nạn này đã buộc Sinopec cắt giảm sản lượng tại ít nhất hai nhà máy lọc dầu của nó và chuyển hàng hóa đến các cảng khác.

Nhà máy lọc dầu đầu tiên có chủ sở hữu hoàn toàn là công ty có vốn rủi ro của tập đoàn nhà nước Sinochem, nhà máy Quanzhou công suất 240.000 thùng/ngày, đã bắt đầu hoạt động thử nghiệm từ giữa tháng 1. Nhà máy này đang xử lý dầu thô ngọt từ Tây Phi để thử nghiệm hoạt động trước khi chuyển sang dầu thô chua (nhiều lưu huỳnh) từ Trung Đông khi nhà máy đi vào hoạt động bình thường.

Nhập khẩu dầu thô năm ngoái của Trung Quốc tăng 4%, giảm từ mức tăng 6,8% trong năm 2012 do nhu cầu bị ảnh hưởng bởi kinh tế chậm lại. Nhu cầu dầu thô trong năm nay có thể phục hồi nhẹ do các nhà máy mới hoạt động, mặc dù tăng trưởng có thể bị hạn chế bởi thiếu động lực trong nền kinh tế rộng lớn này.

Tháng
12
11
10
9

Khối lượng (triệu T)

26,78
23,56
20,41
25,68

Khối lượng (thùng/ngày)

6,31
5,73
4,81
6,25
Đồng

Nhập khẩu đồng cũng được dự kiến sụt giảm trong tháng 1, do người mua thận trọng đấu tranh với dự trữ tăng của họ trước Tết của Trung Quốc do chi phí tài chính cao.

Lo lắng về nhu cầu đồng yếu tại Trung Quốc đã có tác động lên giá, với giá đồng giao sau ba tháng trên sàn giao dịch kim loại London giảm 3,8% trong tháng 1.

Giá đồng đã tinh chế giao ngay tại Trung Quốc giảm thấp hơn 70 – 300 NDT (11,6 – 49,6 USD)/tấn so với hợp đồng giao tháng đầu của sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải trong tuần này. Lượng nhập khẩu tháng 2 cũng có thể sụt giảm do kết quả nguồn cung gián đoạn tại Chile, nguồn cung cấp lớn nhất của Trung Quốc.

Tháng
12
11
10
9

Khối lượng (T)

 441.291  

435.613  
406.708  
457.847   
Quặng sắt

Cảng Port Hedland của Australia, xử lý quặng sắt lớn nhất của thế giới, đã phân phối 23,31 triệu tấn sang Trung Quốc trong tháng 1, giảm 3,5% so với tháng trước là kết quả của nhu cầu sụt giảm tại Trung Quốc.

Các nhà máy của Trung Quốc, sản xuất gần một nửa tổng sản lượng thép thế giới và tiêu thụ khoảng 2/3 quặng sắt vận chuyển đường biển toàn cầu, đang chịu áp lực tài chính nặng nề do nhu cầu sụt giảm, điển hình từ lĩnh vực xây dựng. Các nhà máy cũng đối mặt với chi phí ngày càng tăng từ các quy định về môi trường chặt chẽ.

Trong tháng giêng, giá quặng sắt giảm 9% xuống 122,6 USD/tấn, thấp nhất kể từ tháng 7 trước.

Dự trữ quặng sắt tại các cảng chính của Trung Quốc đạt mức cao nhất kể từ tháng 11.2012.

Hiệp hội thép và quặng của Trung Quốc cảnh báo rằng nguồn cung quá nhiều tại Trung Quốc có thể xấu đi trong những tháng tới.

Tháng
12
11
10
9

Khối lượng (triệu T)

73,38   
77,84   
67,83   
74,58     
Đậu tương

Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc được dự kiến giảm xuống khoảng 5,4 triệu tấn trong tháng 1 so với mức kỷ lục 7,4 triệu tấn trong tháng 12, với các nhà máy giảm nhập khẩu do sản lượng giảm trước kỳ nghỉ Tết nguyên đán.

Số liệu nhập khẩu tháng 1 dự kiến tăng 11% so với một năm trước trong khi nhập khẩu trong tháng 2 sẽ tăng 55% so với một năm trước.

Lượng nhập khẩu lớn từ đậu tương Hoa Kỳ kể từ tháng 12 cùng với tăng trưởng nhu cầu chậm lại trong bối cảnh sự bùng phát cúm gia cầm đã làm tăng tồn trữ đậu tương của Trung Quốc tại các cảng chính lên hơn 6 triệu tấn.

Tháng
12
11
10
9

Khối lượng (triệu T)

7,4    
6,03    
4,20   
4,70            
H.Lan

Nguồn: Vinanet/ Reuters