Tuy nhu cầu tiêu thụ cao su của thế giới không tăng mạnh như năm 2010, song vẫn có khả năng duy trì sự tăng về khối lượng cho tới cuối năm 2011.
Khối lượng cao su xuất khẩu tháng 7 ước đạt 60 nghìn tấn, thu về 260 triệu USD, nâng tổng lượng cao su xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2011 đạt 349 nghìn tấn, trị giá 1,5 tỷ USD, tăng 6,6% về lượng và 68,9% về giá trị so với cùng kỳ 7 tháng năm 2010.
Giá cao su thế giới trong tháng 7 tiếp tục giảm do thông báo về sự gia tăng sản lượng tại Malaysia – một trong những quốc gia xuất khẩu cao su tự nhiên lớn nhất thế giới, cùng với ảnh hưởng từ khủng hoảng nợ ở Hy Lạp có khả năng lan rộng ra khắp Châu Âu, giá dầu thô liên tục giảm. Đối với Việt Nam, giá cao su xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm 2011 tăng 59,2% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt xấp xỉ 4,36 USD/tấn, giảm nhẹ so với tháng trước.
Trung Quốc vẫn tiếp tục là thị trường lớn nhất, chiếm 61% tổng lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam. Chủng loại cao su xuất sang Trung Quốc nhiều nhất vẫn là SVR 3L, SVR 10 và cao su hỗn hợp. Ngoài ra còn có các thị trường xuất khẩu khác cũng có kim ngạch cao như Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan.
Về tỷ lệ tăng trưởng kim ngạch, tính đến hết tháng 6 năm 2011, Ấn Độ là quốc gia duy nhất bị giảm về kim ngạch so với 6 tháng năm 2010, còn lại 23 quốc gia còn lại tỷ lệ tăng trưởng đều dương. Tăng trưởng cao nhất pải kể đến các thị trường như Phần Lan (hơn 3000%), Pháp( 253%), Malaixia(216,27%) Braxin(122%), Ucraina(191%).
Để đẩy mạnh xuất khẩu cao su được hiệu quả, doanh nghệp cần thường xuyên theo dõi sự biến động giá cả của thị trường cao su thế giới, và nên mở rộng tìm kiếm đối tác ở nhiều quốc gia chứ không chỉ tập trung vào đối tác lớn nhất Trung Quốc, tránh việc giảm kim ngạch khi Trung Quốc ngừng mua cao su.
(TTNN)
Nguồn:Tin tham khảo