menu search
Đóng menu
Đóng

Thị trường nhập khẩu mặt hàng dược phẩm tháng 2 và 2 tháng năm 2010

11:10 05/04/2010

Theo số liệu thống kê, kim ngạch nhập khẩu dược phẩm của Việt Nam trong tháng 2/2010 đạt 61,77 triệu USD, giảm 31% so với tháng trước, chiếm 1,2% kim ngạch nhập khẩu của cả nước trong tháng. Tính chung 2 tháng đầu năm 2010, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng dược phẩm của Việt Nam đạt 151,37 triệu USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
 
 


Theo số liệu thống kê, kim ngạch nhập khẩu dược phẩm của Việt Nam trong tháng 2/2010 đạt 61,77 triệu USD, giảm 31% so với tháng trước, chiếm 1,2% kim ngạch nhập khẩu của cả nước trong tháng. Tính chung 2 tháng đầu năm 2010, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng dược phẩm của Việt Nam đạt 151,37 triệu USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

So với tháng đầu năm 2010, thì sang đến tháng 2/2010 hầu hết các thị trường mà Việt Nam nhập khẩu mặt hàng dược phẩm đều giảm. Giảm mạnh nhất là thị trường Hà Lan với kim ngạch nhập trong tháng là 130,5 nghìn USD, giảm 84,47% so với tháng 1/2010. Tính chung 2 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng dược phẩm từ thị trường này đạt 971 nghìn USD, giảm 42,89% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài những thị trường có kim ngạch nhập khẩu trong tháng giảm so với tháng trước, còn có những thị trường có kim ngạch tăng như: Bỉ (tăng 2,37%); Đài Loan (tăng 11,29%); Ba Lan (tăng 74,72%); Malaixia (tăng 82%); Đan Mạch (tăng 24,32%) và Philippin (tăng 65,25%).

Từ đầu năm đến tháng 2/2010, Ấn Độ vẫn là thị trường cung cấp mặt hàng dược phẩm chính cho Việt Nam, với kim ngạch đạt trong tháng 2/2010 hơn 10 triệu USD chiếm 16,3% kim ngạch nhập khẩu mặt hàng dược phẩm của cả nước, nhưng giảm 30,13% so với tháng 1/2010.Tính chung 2 tháng đầu năm 2010, Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này từ thị trường Ấn Độ đạt 24,5 triệu USD, tăng 30,48% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy giảm kim ngạch so với tháng 1/2010 và cùng kỳ, nhưng thị trường Pháp đứng thứ hai về kim ngạch nhập khẩu mặt hàng dược phẩm của Việt Nam trong tháng 2/2010, với kim ngạch đạt trong tháng là 9,8 triệu USD giảm 35,10% so với tháng trước. Tính chung 2 tháng đầu năm 2010, Việt Nam nhập khẩu mặt hàng dược phẩm từ thị trường Pháp đạt trên 25 triệu USD, giảm 6,42% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thống kê thị trường nhập khẩu mặt hàng dược phẩm của Việt Nam trong tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2010

ĐVT: USD
 
T2/2010
2T/2010
% so T1/2010
%2T09
Ấn Độ
10.084.761
24.568.882
-30,13
30,48
Pháp
9.849.662
25.027.461
-35,10
-6,42
Đức
6.095.731
12.196.076
-0,08
8,47
Hàn Quốc
5.848.217
14.882.477
-35,54
14,80
Bỉ
3.164.083
6.255.032
2,37
25,62
Italia
2.404.420
5.450.057
-21,05
-17,78
Thái Lan
2.605.795
5.766.788
-17,56
29,88
Hoa Kỳ
2.347.174
4.803.594
-4,45
-29,98
Thuỵ Sỹ
1.558.202
4.979.988
-53,75
-12,93
Trung Quốc
1.459.500
3.656.649
-33,57
49,81
Đài Loan
1.339.571
2.543.274
11,29
24,62
Oxtrâylia
1.315.461
3.829.611
-47,68
49,15
Anh
1.310.383
2.635.499
-1,11
-62,12
Thuỵ Điển
1.052.720
2.294.757
-15,24
20,30
Achentina
967.636
2.373.366
-31,16
113,02
Ba Lan
820.371
1.289.897
74,72
-26,85
Malaixia
699.457
1.083.769
82,00
90,00
Nhật Bản
556.220
2.098.682
-63,94
54,25
Đan Mạch
411.476
742.454
24,32
31,21
Nga
378.333
807.923
-11,93
61,23

Indonesia

372.082
812.448
-15,51
-46,12
Philippin
351.824
564.722
65,25
38,77
Canada
345.158
883.802
-35,92
-7,15
Tây Ban Nha
335.575
2.118.413
-81,18
-6,68
Hà Lan
130.566
971.095
-84,47
-42,89
Xingapo
194.324
677.501
-59,78
51,95

Về thị trường trong nước thời gian gần đây:

Hiện nay ở các nhà thuốc, thuốc ngoại được trưng bày khá nhiều và phần lớn người tiêu dùng hỏi mua thuốc ngoại.

Về giá cả, thuốc ngoại nhập hiển nhiên có giá cao ngất ngưởng dù là thuốc của các hãng lớn hay các hãng kém tên tuổi vì thuế nhập khẩu thành phẩm, qua nhiều khâu trung gian trong quá trình phân phối và phần trăm “hoa hồng”.

Như vậy, giá cả không phải lúc nào cũng đi đôi với chất lượng và mác ngoại nhập không phải là căn cứ xác định chất lượng thuốc. Vấn đề ở đây là khi nào dùng thuốc ngoại, khi nào dùng thuốc nội, giải thích như thế nào về thuốc nội để người bệnh tin tưởng đơn thuốc được kê mà không băn khoăn giá cả thấp cao và không “phân biệt đói xử” với xuất xứ nội ngoại.

Nói là thuốc nội, nhưng thực tế hầu hết được sản xuất từ nguyên liệu dược nhập khẩu, được gia công đóng viên, dập vỉ trong nước. Do vậy, chất lượng thuốc nội không thua kém thuốc ngoại và có giá thành thấp hơn vì giá nhân công thấp, không phải chịu các loại thuế nhập khẩu và chi phí vận chuyển như thuốc ngoại. Tuy vậy, nhưng trên thị trường dường như thuốc nội vẫn đang “lép vế” so với thuốc ngoại.

Không thể khẳng định thuốc nội sẽ thay được hoàn toàn thuốc ngoại, nhưng trong từng loại và tuỳ từng mức độ nặng nhẹ, tuỳ thể trạng bệnh nhân, bác sĩ có thể dùng thuốc nội mà vẫn đảm bảo bệnh nhân khỏi bệnh, giúp giảm được gánh nặng chi phí thuốc men cho bệnh nhân trong bối cảnh giá thuốc ngoại ngày càng tăng cao như hiện nay.

Theo Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) năm 2009, cả nước sử dụng khoảng 1,75 tỉ USD tiền thuốc, bình quân hơn 20 USD/người; việc sản xuất đã đáp ứng gần 50% nhu cầu thuốc của nhân dân. Tuy nhiên 90% nguyên liệu để sản xuất thuốc phải nhập khẩu.

Để nâng cao chất lượng thuốc sản xuất trong nước, đảm bảo đáp ứng nhu cầu khám và điều trị, Bộ Y yế đã đưa ra các tiêu chí kỹ thuật quản lý toàn diện chất lượng thuốc, kể từ nguyên liệu đầu vào cho tới khi thuốc tới tay người bệnh; đưa ra lộ trình thực hiện tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc” và cả nước hiện đã có gần hơn 90 nhà máy đạt tiêu chuẩn này.

Nguồn:Vinanet