(Vinanet) Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam hiện đang tăng mạnh, giá trị xuất khẩu cá ngừ trong tháng 11/2012 đạt 44,635 triệu USD, tăng 51,7% so với cùng kỳ năm 2011, nâng giá trị xuất khẩu 11 tháng lên 526,540 triệu USD, tăng 53,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hiện Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam với giá trị nhập khẩu 11 tháng đầu năm là 232,121 triệu USD (tăng 44,1%), đứng thứ hai là EU với 101,6 triệu USD (tăng 43,2%). Trong tháng 11, Đức và Italy là hai nước thuộc khối EU đều tăng giá trị nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam lần lượt là 11,5% và 55% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính chung 11 tháng đầu năm, xuất khẩu cá ngừ sang Hàn Quốc đạt mức tăng trưởng mạnh nhất tới 1.225% so với cùng kỳ; tiếp sau đó là Mexico tăng 394,4%; Tunisia tăng 172,2%; Israel tăng 165,9%; Tây Ban Nha tăng 109%.
Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) cho biết, giá trị cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam năm 2012 có thể đạt hơn 758 triệu USD, tăng gấp đôi so với năm 2011. Đây cũng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực hiện nay của ngành thủy sản Việt Nam.
Hiện cá ngừ Việt Nam đã được mở rộng sang 87 thị trường trên thế giới. Các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng thủy sản cho biết, sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc tìm kiếm và mở rộng thị trường để cá ngừ Việt Nam ngày càng có uy tín và vị thế cao hơn nữa trên thị trường thế giới.
Thị trường xuất khẩu cá ngừ 11 tháng đầu năm 2012
THỊ TRƯỜNG
|
Tháng 10/2012 (GT)
|
Tháng 11/2012 (GT)
|
% GT
|
So với cùng kỳ 2011 (%)
|
11 tháng đầu năm 2012 (GT)
|
% GT
|
So với cùng kỳ 2011 (%)
|
Mỹ
|
19,312
|
19,454
|
43,6
|
+51,3
|
232,121
|
44,1
|
+47,3
|
EU
|
10,126
|
10,325
|
23,1
|
+26,8
|
101,600
|
19,3
|
+43,2
|
Đức
|
2,994
|
2,373
|
5,3
|
+11,5
|
28,803
|
5,5
|
+67,2
|
Italy
|
2,022
|
2,855
|
6,4
|
+55,0
|
23,702
|
4,5
|
+68,3
|
Tây Ban Nha
|
1,317
|
0,858
|
1,9
|
-6,3
|
12,947
|
2,5
|
+109,0
|
Nhật Bản
|
2,739
|
1,643
|
3,7
|
-27,3
|
50,575
|
9,6
|
+30,0
|
Israel
|
1,068
|
1,098
|
2,5
|
+99,0
|
11,443
|
2,2
|
+165,9
|
Canada
|
0,799
|
0,284
|
0,6
|
-63,8
|
9,668
|
1,8
|
+40,3
|
Iran
|
0,595
|
|
|
|
9,099
|
1,7
|
-5,0
|
Tunisia
|
0,793
|
1,133
|
2,5
|
+428,6
|
8,972
|
1,7
|
+172,2
|
Hàn Quốc
|
|
0,293
|
0,7
|
+276,6
|
6,773
|
1,3
|
+1.225,0
|
Mexico
|
0,440
|
0,780
|
1,7
|
+402,6
|
6,429
|
1,2
|
+394,4
|
Các TT khác
|
9,822
|
9,626
|
21,6
|
+120,5
|
89,860
|
17,1
|
+77,8
|
Tổng
|
45,694
|
44,635
|
100
|
+51,7
|
526,540
|
100
|
+53,1
|
GT: Giá trị (triệu USD)
|
Tích cực thực hiện qui định IUU để tăng cường XK sang EU: Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện nay EU vẫn là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn thứ hai của Việt Nam. Tuy nhiên, xuất khẩu cá ngừ sang EU sẽ khó khăn hơn trong thời gian tới, nếu Việt Nam không tích cực hơn nữa trong việc thực hiện quy định IUU.
Theo báo cáo của Ủy ban Châu Âu (EC), người tiêu dùng EU ngày càng có xu hướng gia tăng tiêu thụ cá ngừ, với mức tiêu thụ cá ngừ bình quân đầu người hiện nay là 20kg/năm. Trong khi đó, nguồn cung cấp cá ngừ trong khối đã giảm tới 30% trong những năm qua nên buộc các nhà nhập khẩu EU phải tăng cường nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước.
Số liệu thống kê cho thấy, hàng năm, các nước EU tiêu thụ tới 13 triệu tấn cá ngừ với tổng giá trị khoảng 15 tỷ euro; trong đó, 6 triệu tấn cá ngừ được khai thác trong nội khối, cá nhập khẩu đạt 9 triệu tấn và 2 triệu tấn cá ngừ còn lại được xuất khẩu. Do là thị trường tiêu thụ cá ngừ rất lớn nên EU là điểm đến hấp dẫn của các quốc gia xuất khẩu cá ngừ trên trên thế, trong đó có Việt Nam.
Hiện nay, cá ngừ Việt Nam đã được xuất khẩu sang 22 thị trường trong khối EU, và các sản phẩm cá ngừ chủ yếu xuất khẩu sang khối thị trường này là cá ngừ tươi sống/đông lạnh (chiếm 65,23%), cá ngừ đóng hộp (chiếm 34,76%). Tuy nhiên, cá ngừ Việt Nam chỉ chiếm một tỷ lệ rất khiếm tốn trong tổng khối lượng cá ngừ nhập khẩu vào EU dù đây là thị trường nhâp khẩu lớn thứ 2 của cá ngừ Việt Nam. Thực trạng này cho thấy, cá ngừ Việt Nam có rất nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này nếu năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp tốt hơn.
Dù vậy, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam vào thị trường này vừa vấp phải khó khăn khi EU mới đưa ra cảnh báo đối với 8 quốc gia chưa thực sự nỗ lực chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), trong đó có 3 nhà cung cấp cá ngừ nguyên liệu tươi/sống/đông lạnh lớn cho Việt Nam là Fiji, Vanuatu và Guinea. EU sẽ thực hiện các biện pháp thương mại như cấm xuất khẩu thủy sản vào thị trường này cũng như kêu gọi các nước không nhập khẩu hải sản từ các nước không thực hiện IUU.
Thời gian qua, để đáp ứng yêu cầu chế biến xuất khẩu, Việt Nam phải nhập khẩu cá ngừ nguyên liệu từ hơn 30 quốc gia, và Singapore cũng là quốc gia nằm trong danh các nước chưa thực hiện tốt IUU bên cạnh 3 quốc gia kể trên. Bên cạnh đó, nhận thức của ngư dân về vấn đề khai thác IUU cũng còn nhiều hạn chế. Do đó, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang EU trong thời gian tới sẽ gặp nhiều khó khăn nếu EU siết chặt việc thực hiện IUU, cũng như Việt Nam không tích cực hơn trong việc thực hiện quy định này.
Nguồn:Vinanet