menu search
Đóng menu
Đóng

Thị trường xuất khẩu gạo năm 2013 và dự báo năm 2014

11:23 23/01/2014

Năm 2013, cả nước đã xuất khẩu gần 6,6 triệu tấn gạo, giảm hơn 1,4 triệu tấn (tức giảm 17,76%) so với năm 2012, kim ngạch đạt gần 2,93 tỷ USD, giảm 20,36%, đây là mức xuất khẩu thấp nhất trong 3 năm qua. Với kết quả này, Việt Nam đã giảm xuống xếp thứ 3 sau Ấn Độ và Thái Lan.

(Vinanet) Năm 2013, cả nước đã xuất khẩu gần 6,6 triệu tấn gạo, giảm hơn 1,4 triệu tấn (tức giảm 17,76%) so với năm 2012, kim ngạch đạt gần 2,93 tỷ USD, giảm 20,36%, đây là mức xuất khẩu thấp nhất trong 3 năm qua. Với kết quả này, Việt Nam đã giảm xuống xếp thứ 3 sau Ấn Độ và Thái Lan trên bảng tổng xếp xuất khẩu gạo không đáp ứng được mục tiêu xuất khẩu gạo đã đề ra 7,5 triệu tấn hồi đầu năm 2013; xuất khẩu gạo Việt Nam sụt giảm là do áp lực cạnh tranh cao và sụt giảm nhu cầu của các thị trường truyền thống như Malaysia, Philippines và Indonesia. Năm 2014, Việt Nam phấn đấu xuất khẩu 7 triệu tấn gạo.

Các thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam trong năm 2013 gồm Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Hồng Kông và Bờ biển Ngà. Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong năm 2013. Trong năm 2013, Trung Quốc nhập khẩu hơn 2,15 triệu tấn gạo, với trị giá 901,86 triệu USD, tăng 3,21% về khối lượng và 0,38% về giá trị, chiếm 30,83% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Lượng gạo xuất khẩu sang Bờ biển Ngà đứng thứ 2 thị trường, với 561.333 tấn, trị giá 228,53 triệu USD (tăng trên 17% về lượng và tăng 12,37% về kim ngạch so cùng kỳ); tiếp đến là xuất sang Philippines 504.558 tấn, trị giá 225,44 triệu USD (giảm mạnh trên 50% cả về lượng và kim ngạch); xuất sang Malaysia 465.977 tấn, trị giá 231,43 triệu USD (giảm 40% cả về lượng và kim ngạch so năm 2012).

Nhìn chung năm 2013, xuất khẩu gạo sang đa số các thị trường bị sụt giảm so với năm 2012; trong đó một số thị trường sụt giảm mạnh như: Indonesia (giảm 83,13% về lượng và giảm 80,08% về kim ngạch); Senegal (giảm 74,65% về lượng và giảm 73,6% về kim ngạch); Philippines (giảm 54,64% về lượng và giảm 52,57% về kim ngạch); Đài Loan (giảm 53,29% về lượng và giảm 49,46% về kim ngạch).

Tuy nhiên, xuất khẩu sang một số thị trường vẫn đạt mức tăng trưởng cao trên 100% về lượng và kim ngạch như: xuất sang Nga (tăng 495,8% về lượng và tăng 458,73% về kim ngạch); Ucraina (tăng 224,56% về lượng và tăng 177,04% về kim ngạch); U.A.E (tăng 121,22% về lượng và tăng 113,14% về kim ngạch); Hà Lan (tăng 241,85% về lượng và tăng 145,62% về kim ngạch) và Ba Lan (tăng 156,87% về lượng và tăng 97,04% về kim ngạch).

Thị trường xuất khẩu gạo năm 2013
 
Thị trường
Tháng 12/2013
Cả năm 2013
T12/2013 so với T12/2012(%)
Năm 2013 so với năm 2012(%)
Lượng
(tấn)
Trị giá (USD)
Lượng
(tấn)
Trị giá (USD)
Lượng
Trị giá
Lượng
Trị giá
Tổng kim ngạch
387.929
187.124.596
6.592.439
2.925.222.101
-25,06
-23,54
-17,76
-20,36
Trung Quốc
114.359
54.053.773
2.152.726
901.861.233
-30,03
-24,21
+3,21
+0,38
Malaysia
12.737
5.939.608
465.977
231.433.189
-39,59
-46,25
-39,06
-42,59
Bờ biển Ngà
1.238
677.450
561.333
228.534.316
-55,61
-56,31
+17,04
+12,37
Philippines
142.516
64.770.015
504.558
225.435.744
+813,56
+858,82
-54,64
-52,57
Gana
30.622
15.478.176
380.718
182.784.266
-5,75
-11,22
+23,71
+22,16
Singapore
13.636
6.888.064
356.537
162.072.891
-36,60
-31,83
+32,77
+23,38
Hồng Kông
13.787
8.388.220
184.763
106.456.056
-40,98
-33,20
-13,43
-11,86
Indonesia
10.100
5.609.250
156.853
91.324.867
-92,80
-91,57
-83,13
-80,08
Angola
4.012
1.728.173
116.738
47.783.084
+22,80
+2,32
-4,07
-12,55
Nga
3.524
1.553.023
92.965
41.714.673
+492,27
+456,93
+495,81
+458,73
Angieri
1.500
603.000
95.494
39.933.942
-78,01
-80,28
+22,68
+12,12
Đông Timo
6.800
2.725.055
95.833
36.786.849
+16,24
+5,43
+50,31
+32,71
Hoa Kỳ
4.486
2.680.444
56.603
30.792.038
+106,16
+93,99
-9,76
+12,24
Đài Loan
2.098
1.297.590
52.241
26.489.640
-78,38
-71,51
-53,29
-49,46
Senegal
0
0
46.214
17.463.168
*
*
-74,65
-73,60
Nam Phi
737
376.480
31.745
14.393.322
+41,73
+40,63
-9,27
-16,41

Tiểu vương Quốc Ả Rập thống nhất

1.150
751.945
19.846
12.102.879
+175,12
+166,50
+121,22
+113,14
Chi Lê
615
271.886
27.211
11.157.296
-63,17
-63,20
+57,90
+37,75
Ucraina
153
94.190
24.926
10.444.582
-61,75
-56,65
+224,56
+177,04
Bỉ
0
0
27.429
10.373.122
*
*
-18,32
-23,22
Hà Lan
392
195.740
18.812
8.377.443
-25,33
-42,91
+241,85
+145,62
Brunei
650
323.350
12.811
6.985.670
-52,90
-59,06
-13,03
-19,67
Australia
387
277.389
6.700
4.561.220
+7,80
+7,92
+16,70
+9,96
Thổ Nhĩ Kỳ
450
218.000
7.318
3.360.093
*
*
+92,68
+83,60
Pháp
205
129.824
2.873
1.597.271
+225,40
+216,14
+28,66
+19,88
Tây BanNha
196
142.095
2.887
1.353.144
-63,02
-54,50
+14,47
-4,90
Ba Lan
0
0
2.990
1.289.280
*
*
+156,87
+97,04
Italia
0
0
1.364
647.408
*
*
-9,85
-22,57

Xuất khẩu gạo của nước ta trong năm 2014 dự đoán sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều cạnh tranh từ các nước xuất khẩu gạo truyền thống và đối thủ mới nổi. Xuất khẩu, tiêu thụ lúa gạo hàng hóa sẽ khó khăn hơn, kế hoạch xuất khẩu có thể chỉ tương đương năm 2013, khoảng 6,5 - 7 triệu tấn. Năm 2014 sẽ tiếp nối những khó khăn của năm 2013 nhưng áp lực nhiều hơn đối với các nguồn xuất khẩu do cung cấp dư thừa, cạnh tranh quyết liệt. Tình hình thị trường gạo thế giới tiếp tục chịu áp lực bán hạ giá của Thái Lan và cạnh tranh xuất khẩu từ các nguồn cung cấp chính ở châu Á nên xu hướng giá còn tiếp tục sút giảm trong thời gian tới. Việt Nam sẽ phải chấp nhận cạnh tranh quyết liệt, nhất là với Thái Lan về gạo thơm và gạo trắng. Lợi thế của Việt Nam là khả năng cạnh tranh của gạo thơm, gạo trắng chất lượng cao ở châu Phi và nhu cầu từ các thị trường gần, giao hàng nhanh ở Đông Nam Á. Khu vực Đông Nam Á mặc dù nhu cầu đang sụt giảm vẫn là các thị trường truyền thống có hợp đồng tập trung, Việt Nam có khả năng cạnh tranh khi có nhu cầu. Riêng Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất của Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt là xuất khẩu biên giới góp phần tiêu thụ lúa gạo hàng hóa khi các thị trường khác sút giảm mặc dù vẫn tiềm ẩn rủi ro trong thương mại. Các thị trường xuất khẩu gạo Philippines, Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Phi… tiếp tục duy trì tốt. Đặc biệt, nhiều thị trường tiêu thụ gạo mới như Dubai và các quốc gia vùng Trung Đông… có khả năng tiêu thụ khả quan. Ngoài ra, thị trường Úc và châu Âu cũng đang rộng mở đối với một số loại gạo cấp cao…

Để duy trì và nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo trong tình hình hiện nay, các doanh nghiệp trong nước không nên chạy theo số lượng mà phải chú ý đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng giá trị, đồng thời chú ý khai thác các thị trường mới, nhất là các thị trường tiêu thụ gạo cấp cao.

Thủy Chung

Nguồn: Vinanet/Hải quan

Nguồn:Vinanet