menu search
Đóng menu
Đóng

Thủy sản xuất khẩu 11 tháng đầu năm sụt giảm

14:36 26/12/2012

Trong 11 tháng đầu năm 2012, tình hình kinh tế thế giới có nhiều khó khăn khiến nhu cầu tiêu thụ thủy sản của các nước trên thế giới giảm, ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cũng như các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu.
  
  

(Vinanet) Trong 11 tháng đầu năm 2012, tình hình kinh tế thế giới có nhiều khó khăn khiến nhu cầu tiêu thụ thủy sản của các nước trên thế giới giảm, ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cũng như các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu.

Theo số liệu của Hải quan và tổng hợp của VASEP, tháng 11/2012, xuất khẩu thủy sản đạt 531,54 triệu USD (giảm 8,7% so với cùng kỳ), đưa tổng giá trị xuất khẩu thủy sản cả nước 11 tháng đầu năm đạt hơn 5,64 tỷ USD, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2011.

Giá trị xuất khẩu thủy sản 11 tháng đầu năm sang EU và Nga vẫn tiếp tục sụt giảm với mức sụt giảm lên tới 2 con số, lần lượt là 14,4% và 11,6% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng với giá trị xuất khẩu 1.044,420 triệu USD và 88,789 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu thủy sản sang 5 nước nhập khẩu chính trong khối EU (Đức, Italia, Hà Lan, Tây Ban Nha và Pháp) đều giảm từ 8,9 - 17,5% về giá trị so với cùng kỳ. Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam với giá trị đạt 1,12 tỷ USD, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2011.

Thị trường xuất khẩu thủy sản 11 tháng đầu năm 2012
 
 

THỊ TRƯỜNG

Tháng 10/2012 (triệu USD)

Tháng 11/2012 (triệu USD)

So với cùng kỳ 2011 (%)

11 tháng đầu năm 2012 (triệu USD)

So với cùng kỳ 2011 (%)

Mỹ
111,381
98,765
-6,0
1.117,013
+5,4
EU
108,538
88,848
-12,1
1.044,420
-14,4
Đức
20,912
17,517
-9,5
182,970
-16,7
Italia
14,974
12,109
-13,1
139,983
-15,6
Hà Lan
12,182
10,608
+22,1
127,860
-12,4
Tây Ban Nha
11,822
7,608
-39,1
120,329
-17,5
Pháp
9,444
8,224
-3,2
108,510
-8,9
Nhật Bản
112,003
105,965
-2,4
1.013,764
+13,0
Hàn Quốc
47,279
50,699
+6,7
463,189
+7,9
TQ và HK
43,538
34,617
+12,5
372,808
+19,3
Hồng Kông
10,868
11,290
+11,7
123,484
+16,9
ASEAN
35,477
29,613
+3,6
316,494
+13,1
Australia
19,680
16,018
+15,9
174,379
+20,8
Canada
12,977
9,701
-0,3
123,097
-5,1
Mexico
11,544
11,707
-16,1
98,562
+6,5
Nga
11,829
9,027
+357,1
88,789
-11,6
Các TT khác
83,712
76,577
-36,7
829,609
-3,8
TỔNG CỘNG
597,959
531,539
-8,7
5.642,123
+2,1
 

Cho đến thời điểm này, có thể khẳng định rằng, kim ngạch XK thủy sản năm 2012 sẽ cao hơn năm 2011. Thế nhưng, XK trong năm tới còn gặp nhiều trở ngại khi những khó khăn hiện tại chưa được giải quyết.. Đơn cử như mặt hàng tôm, vẫn có hội chứng tôm chết liên tục. Bên cạnh đó, các rào cản thương mại, đặc biệt là rào cản ethoxyquin tại Nhật Bản chưa được giải quyết khiến cho XK tôm vào thị trường này giảm sút nghiêm trọng trong những tháng gần đây. Chính vì vậy, VASEP chưa dự đoán được XK tôm năm 2013 sẽ như thế nào. Một mặt hàng chủ lực khác là cá tra cũng có nhiều dự báo xấu và sẽ còn kéo dài cho tới năm sau.

Do XK cá tra gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đối với thị trường EU, nên cả DN và nông dân có xu hướng giảm diện tích nuôi hoặc chỉ thả nuôi cầm chừng. Ngay cả những thị trường mới như Trung Quốc, Hàn Quốc dù có mức tăng trưởng tốt, từ 7% đến 22%, cũng đang có nguy cơ tăng chậm lại. Nguyên nhân là do các nước gia tăng rào cản thương mại. Ví dụ như Trung Quốc yêu cầu DN XK vào nước này phải đăng ký với cơ quan quản lý Trung Quốc, còn DN NK Indonesia bị áp hạn ngạch NK thủy sản nên lượng hàng vào thị trường này sẽ hạn chế.

Một khó khăn nữa của ngành thủy sản là, dù lãi suất đã được hạ xuống 11%, một số ngân hàng đồng ý giãn nợ cho người nuôi tôm và cá tra, nhưng khó khăn kéo dài từ năm ngoái đến nay khiến cho ngành thủy sản vẫn gặp rủi ro. Vì thế, các ngân hàng vẫn thận trọng khi cho các DN trong ngành này vay vốn. Việc giãn nợ cũng chưa đủ để cứu được nhiều nông dân khi mà họ bị thua lỗ do giá thành sản xuất tăng nhanh, trong khi giá bán nguyên liệu không ổn định, phụ thuộc vào biến động của thị trường nước ngoài.

Theo nhận định của VASEP, những khó khăn này sẽ còn đeo bám DN ngành thủy sản trong năm 2013. Vì thế, trong năm 2013 phải giải quyết được ba vấn đề trọng tâm là: Ổn định nguồn nguyên liệu, chú trọng NK nguyên liệu và công tác xúc tiến thương mại.

Bộ NN&PTNT kiến nghị với Chính phủ quy định XK cá tra là ngành sản xuất đặc thù và có điều kiện, chỉ những DN có nhà máy đủ điều kiện bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm mới được trực tiếp XK cá tra.

Ngoài những thị trường truyền thống là EU, Mỹ, Nhật Bản, Bộ Công Thương cần tập trung tăng cường đàm phán song phương, có những chương trình xúc tiến thương mại cho một số sản phẩm chủ lực. Đặc biệt, nhu cầu NK nguyên liệu ngày càng tăng, dự kiến năm 2013 lên tới 70 đến 100 triệu USD/tháng, Bộ Tài chính nên tiếp tục xem xét đưa thuế suất thuế NK nguyên liệu chế biến XK về 0%. Mặt khác, ngành ngân hàng xem xét giãn và cơ cấu lại nợ cho các DN, cho vay bổ sung vốn trung và dài hạn để nuôi cá tra.

Trên thực tế, nước ta hiện nay chủ yếu vẫn là XK thô, nhiều DN đang XK tôm sống, nguyên con hoặc chỉ sơ chế sang một số thị trường lân cận. VASEP cảnh báo, lợi thế giá cao khi XK tôm thô sẽ không bù đắp được tình trạng thiếu nguyên liệu như hiện nay. Do vậy, DN cũng cần chú trọng tới việc XK chế biến sâu để nâng cao giá trị cho hàng thủy sản.

Nguồn:Vinanet