(VINANET) – Năm 2014, tốc độ tăng sản lượng thức ăn chăn nuôi được dự báo có dấu hiệu chững lại, bởi những yếu tố như tăng trưởng sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp thấp, trong khi dịch bệnh hoành hành, sức tiêu dùng sản phẩm thịt nội địa trong nước giảm, thịt nhập khẩu tăng. Năm 2013, tốc độ tăng trưởng sản lượng thức ăn chăn nuôi (TACN) công nghiệp chỉ đạt 1,2%, mức thấp nhất kể từ năm 2011 trở lại đây, đạt gần 13,4 triệu tấn. Trong đó, sản lượng thức ăn cho thủy sản tăng mạnh, tới gần 20%, mức tăng mạnh nhất từ năm 2008 trở lại đây còn sản lượng thức ăn cho gia súc, gia cầm lại giảm 3%.
Điều này được lý giải là do ngành Thủy sản năm 2013 có tốc độ tăng trưởng tốt, xuất khẩu cao, đạt kim ngạch khoảng 6,7 tỉ USD, tăng hơn 10% so với năm 2012. Ngược lại, ngành chăn nuôi trong nước trồi sụt, đặc biệt là giá thịt lợn có dấu hiệu suy giảm từ giữa năm 2012 đến giữa năm 2013. Chính vì vậy nhu cầu tiêu dùng TACN cũng giảm theo.
Việt Nam đã phải chi hàng tỉ USD để nhập khẩu và nguyên liệu để sản xuất TACN. Riêng năm 2013, nhập khẩu TACN và nguyên liệu đạt trên 3 tỉ USD, tăng 25,4% so với năm 2012.
Sang năm 2014, ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm vẫn chưa có đấu hiệu phục hồi bền vững do sức mua tiêu dùng nội địa vẫn thấp. Cùng với đó là sức ép đến từ nhập khẩu bò sống đối với ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, tháng đầu năm 2014, cả nước đã nhập khẩu 202,6 triệu USD mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu, giảm 7,48% so với tháng 1/2013.
Việt Nam nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ 26 thị trường trên thế giới, trong đó Achentina là thị trường cung cấp chính, đạt kim ngạch 62,4 triệu USD, tăng 72,30% so với cùng kỳ năm trước. Đứng thứ hai là thị trường Hoa Kỳ với kim ngạch 31 triệu USD, tăng 97,64%.
Về tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này trong tháng đầu năm, thì nhập khẩu từ thị trường Canada có tốc độ tăng trưởng cao nhất, tăng 627,93%, tuy kim ngạch chỉ đạt 3,8 triệu USD; đứng thứ hai sau Canada là Indonesia tăng 418,5%; Bỉ tăng 241,3% và Nhật Bản tăng 204,9%.
Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu tháng 1/2014 – ĐVT: USD
|
KNNK T1/2014
|
KNNK T1/2013
|
% so sánh
|
Tổng KN
|
202.675.992
|
219.058.901
|
-7,48
|
Achentina
|
62.488.830
|
36.248.803
|
72,39
|
Hoa Kỳ
|
31.021.723
|
15.695.987
|
97,64
|
Ấn độ
|
22.124.918
|
79.042.561
|
-72,01
|
Trung Quốc
|
16.009.048
|
20.762.370
|
-22,89
|
Italia
|
15.528.674
|
10.151.113
|
52,98
|
Indonesia
|
12.156.988
|
2.344.666
|
418,50
|
Thái Lan
|
6.526.108
|
6.266.583
|
4,14
|
Canada
|
3.863.184
|
530.707
|
627,93
|
Đài Loan
|
3.049.966
|
4.202.023
|
-27,42
|
Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất
|
2.592.895
|
8.345.572
|
-68,93
|
Xingapo
|
1.967.242
|
1.978.153
|
-0,55
|
Hàn Quốc
|
1.963.135
|
2.335.365
|
-15,94
|
Malaixia
|
1.792.899
|
3.414.435
|
-47,49
|
Pháp
|
1.524.245
|
1.435.689
|
6,17
|
Oxtrâylia
|
1.514.982
|
535.802
|
182,75
|
HàLan
|
1.360.295
|
1.355.508
|
0,35
|
Nhật Bản
|
1.075.974
|
352.792
|
204,99
|
Philipin
|
918.117
|
4.129.449
|
-77,77
|
Chilê
|
854.722
|
1.025.922
|
-16,69
|
Tây Ban Nha
|
739.430
|
1.689.475
|
-56,23
|
Bỉ
|
732.139
|
214.463
|
241,38
|
Đức
|
336.875
|
176.403
|
90,97
|
Anh
|
220.044
|
1.089.951
|
-79,81
|
Mêhico
|
182.418
|
211.088
|
-13,58
|
Áo
|
119.346
|
355.865
|
-66,46
|
Nauy
|
33.522
|
32.240
|
3,98
|
Theo Tổng giám đốc Công ty TNHH Wilmar Agro Việt Nam, hiện cả nước tiêu thụ 12,5 triệu tấn TACN mỗi năm trong khi nguồn cung nguyên liệu trong nước quá thấp. Chính vì vậy, để có được nguồn nguyên liệu tại chỗ, các cơ quan liên quan và doanh nghiệp cần phải có chính sách khuyến khích nông dân sản xuất TACN quy mô lớn để tạo nguồn cung ổn định, có chất lượng. Có như vậy mới tránh được tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu như hiện nay
Một dấu hiệu nữa mà các doanh nghiệp sản xuất TACN cần quan tâm đó là tỉ lệ hộ nuôi sử dụng thức ăn tự trộn tăng mạnh, đặc biệt tại khu vực phía Nam, do giá nguyên liệu giảm trong khi giá thành TACN thành phẩm không giảm tương ứng. Điều này sẽ phần nào ảnh hưởng tới thị phần của các doanh nghiệp chế biến TACN.
Theo nhiều chuyên gia, dự kiến Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ được ký kết trong năm nay nên ngành chăn nuôi và thủy sản sẽ chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các sản phẩm thịt nhập khẩu, đặc biệt là thịt bò, thịt heo và thịt gà. Điều này có thể là nguyên nhân khiến tốc độ tăng trưởng sản lượng TACN đang có dấu hiệu chững lại trong năm 2014.
Nguồn: Vinanet/Chinhphu.vn
Nguồn:Vinanet