menu search
Đóng menu
Đóng

Tình hình xuất nhập khẩu sang khu vực Châu Phi – Tây Á – Nam Á năm 2007 và dự báo năm 2008

14:05 21/02/2008
Năm 2007 xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực Châu Phi – Tây Á – Nam Á đạt 1,72 tỷ USD. Ngoại trừ các thị trường như Cô-Oét và Pakistan kim ngạch không có nhiều chuyển biến tích cực, một số thị trường khác đều có mức tăng trưởng mạnh như UAE, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, MaRốc, Iran và Israel.Dự kiến, năm 2008 xuất khẩu sang khu vực đạt 2,3 tỷ USD, tăng 33% so với năm 2007.

Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, các mặt hàng như gạo, cà phê, sản phẩm dệt may, máy tính và linh kiện điện tử, giày dép các loại, chất dẻo nguyên liệu, hải snả, sợi các loại, cao su, thanđá, chè, gỗ và sản phẩm gỗ vẫn là những mặt hàng chủ yếu và có kim ngạch xuất khẩu cao. Ngoài ra, các sản phẩm xuất khẩu khác còn có thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá, hạt điều, khung nhà thép tiền chế, túi xách, vali, quế….

Căn cứ vào tình hình thực hiện 2007, dự kiến xuất khẩu năm 2008 sang khu vực Châu Phi – Trung Đông – Nam Á đạt 2,3 tỷ USD, tăng 33% so với năm 2007, với các thị trường như sau: UAE đạt 326 triệu USD (hạt tiêu, chè, cà phê, hạt điều, cơm dừa, gạo, sản phẩm và linh kiện điện tử, dệt may, giày dép, thuỷ sản); Ai Cập đạt khoảng 141 triệu USD (cà phê, thuỷ sản, hạt tiêu, than đá, linh kiện điện tử, cơm dừa, giày dép, nội thất, săm lốp); Thổ Nhĩ Kỳ đạt khoảng 299,8 triệu USD (thiết bị điện tử, thủ công mỹ nghệ, dệt may, giày dép, cao su tự nhiên, sản phẩm nhựa); Nigeria đạt khoảng 47,7 triệu USD (phụ tùng ôtô, linh kiện phụ tùng xe máy, dệt may, thuỷ sản, bột ngọt, dược phẩm); Nam Phi đạt 184,9 triệu USD (giày dép, cà phê, dệt may, gạo); Ấn Độ đạt 236 triệu USD (hạt tiêu, than đá, cao su tự nhiên, cà phê, giày dép, dệt may, máy tính và linh kiện điện tử).

Ngược lại Việt Nam có thể xem xét nhập khẩu một số sản phẩm với giá cả cạnh tranh và chất lượng hợp lý từ các thị trường như sau: Xăng dầu và hoá chất từ Cô-oét và Arập Xếut; phân bón từ Israel, Jordan và Arập Xêut, nguyên phụ liệu dệt may da giày và thuốc trừ sâu từ Ấn Độ; chất dẻo, nguyên liệu thực ăn gia súc (Ấn Độ, Cô-oét, Iran0; bông, gỗ từ một số nước châu Phi…

Về hợp tác trong công nghiệp, nhìn chung hợp tác giữa Việt Nam và các nước trong khu vực còn hạn chế. Phía Việt Nam chủ yếu quan tâm đến hợp tác dầu khí với những nước có tiềm năng về dầu mỏ như Angola, Nigeria, Ai Cập, Iran, UAE. Việt Nam đã ký Biên bản thoả thuận hợp tác công nghiệpvới UAE và đang trao đổi dự thảo Hiệp định hợp tác công nghiệp với Ma Rốc.

Khu vực thị trường Trung Đông-Nam Á-Châu Phi có những đặc thù riêng. Trung Đông có những yếu tố tôn giáo chặt chẽ. Châu Phi có khoảng cách địa lý xa xôi và thông tin về thị trường còn hạn chế và chưa được các doanh nghiệp chú trọng nhiều. Nam Á, ngoại trừ Ấn Độ, gồm các quốc gia thu nhập thấp và tình hình chưa thực sự ổn định. Ngoài ra, một vấn đề lớn đặt ra trong quan hệ thương mại với các nước Nam Á là mức thâm hụt thương mại ngày càng lớn với Ấn Độ. Vì vậy, việc tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Ấn Độ nhằm giảm tỷ lệ nhập siêu với quốc gia này là rất cần thiết.

Dưới đây là một số giải pháp thúc đẩy quan hệ kinh tế-thương mại-công nghiệp giữa Việt Nam và khu vực:

1.Đối với nhà nước.

-Tăng cường trao đổi các đoàn lãnh đạo cấp cao, đoàn cấp Bộ ngành để thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam với các nước, trước mắt là các thị trường trọng điểm như: Nam Phi, Ai Cập,Angieri, Maroc, UAE, Thổ Nhĩ Kỳ….

-Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý thông qua việc ký kết các Hiệp định như Hiệp định Thương mại, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực hàng không, hàng hải, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần.

-Tăng cường công tác xúc tiến thương mại.

-Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang các nước Châu Phi để sản xuất hàng hó tiêu thụ tại chỗ hoặc phục vụ xuất khẩu sang nước thứ ba trong các lĩnh vực như sản xuất nông nghiệp, công nghiệp cơ khí, điện tử, viễn thông, công nghiệp xe máy, chế biến nông lâm thuỷ sản

-Mở rộng Thương vụ

-Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, thu thập và phổ biến thông tin thị trường

2.Đối với các doanh nghiệp

-Tích cực và kiên trì hơn trong công tác nghiên cứu thông tin thị trường

-Khảo sát thị trường, tham dự hội chợ, hội thảo doanh nghiệp

-Tăng cường liên hệ với các Thương vụ tại các nước sở tại

-Lựa chọn phưonưg thức kinh doanh phù hợp

-Tập trung đào tạo và xây dựng đội ngũ tiếp thị hàng hoá chuyên nghiệp

 (Bộ Công Thương)

 

Nguồn:Vinanet