menu search
Đóng menu
Đóng

Triển vọng xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hàn Quốc

14:39 13/01/2014

Hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc tháng 11/2013 sụt giảm 13,76% về kim ngạch so với tháng trước đó, chỉ đạt 625,64 triệu USD; nhưng tính chung cả 11 tháng đầu năm thì kim ngạch vẫn tăng 20,44% so với cùng kỳ, đạt gần 6,11 tỷ USD, chiếm 5,07% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước 11 tháng.

(Vinanet) Hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc tháng 11/2013 sụt giảm 13,76% về kim ngạch so với tháng trước đó, chỉ đạt 625,64 triệu USD; nhưng tính chung cả 11 tháng đầu năm thì kim ngạch vẫn tăng 20,44% so với cùng kỳ, đạt gần 6,11 tỷ USD, chiếm 5,07% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước 11 tháng.

Tháng 11 hầu hết các mặt hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc đều bị sụt giảm so với tháng 10; trong đó một số nhóm hàng sụt giảm mạnh như: Quặng và khoáng sản khác (-80,48%); hạt tiêu (-69,86%); sắn và sản phẩm từ sắn (-61,47%); tuy nhiên, mặt hàng giày dép, cà phê, túi xách lại tăng mạnh so với tháng trước, với mức tăng lần lượt là 86,11%, 54,01% và 43,84%.  

Trong 11 tháng đầu năm nay, hàng dệt may vẫn đứng đầu về kim ngạch trong số các nhóm hàng xuất sang Hàn Quốc, với 1,51 tỷ USD, chiếm 24,72% tổng kim ngạch, tăng mạnh 51,82% so với cùng kỳ; tiếp theo đó là 10 nhóm hàng cũng đạt kim ngạch lớn trên 100 triệu USD như: Dầu thô; phương tiện vận tải và phụ tùng; thuỷ sản; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; gỗ và sản phẩm gỗ; xơ sợi dệt các loại; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; giày dép; điện thoại các loại và linh kiện; xăng dầu.

Nhìn chung, đa số các nhóm hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc 11 tháng đầu năm nay đều tăng trưởng dương về kim ngạch so với cùng kỳ; trong đó, đáng chú ý là nhóm hàng điện thoại và linh kiện tăng mạnh 187,19%, đạt 195,32 triệu USD; bên cạnh đó là một số nhóm cũng tăng mạnh trên 50% về kim ngạch như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện  (+67,11%); dây điện và dây cáp điện (+61,92%); sắn và sản phẩm từ sắn (+54,5%); hàng dệt may (+51,82%).

Thống kê Hải quan về xuất khẩu sang Hàn Quốc 11 tháng đầu năm 2013. ĐVT:USD

 
Mặt hàng
 
T11/2013
 
11T/2013

T11/2013 so với T10/2013(%)

11T/2013
 so với cùng kỳ
Tổng kim ngạch
625.642.881
6.106.227.372
-13,76
+20,44

Hàng dệt may

160.819.074
1.509.296.012
-38,72
+51,82

Dầu thô

93.365.409
696.782.505
+54,01
+5,00
Phương tiện vận tải và phụ tùng
12.570.995
498.682.271
-9,40
-10,86
Hàng thuỷ sản
60.505.910
447.723.327
-4,87
-3,46

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

39.399.404
305.508.720
+7,67
+67,11
Gỗ và sản phẩm gỗ
31.545.397
295.295.839
-3,18
+45,23
Xơ sợi dệt các loại
17.331.302
215.370.557
-12,81
+0,52

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

25.154.727
208.082.660
-7,60
+13,59
Giày dép các loại
16.891.969
205.424.530
+86,11
+26,24
Điện thoại các loại và linh kiện
29.684.538
195.315.189
-31,12
+187,19
Xăng dầu các loại
6.893.986
144.354.298
+7,72
+39,04
Than đá
5.212.045
76.419.991
-47,66
-19,60
Kim loại thường khác và sản phẩm
8.363.745
74.550.625
+60,24
+33,88

Máy ảnh,máy quay phim và linh kiện

10.095.129
73.268.187
-5,11
*
Cao su
6.379.167
72.629.405
27,29
-30,39
Cà phê
7.010.728
63.998.458
+54,01
-5,81
Sắn và sản phẩm từ sắn
3.444.500
62.834.433
-61,47
+54,50

Túi xách, va li, mũ, ô dù

5.508.718
56.542.643
+43,84
+22,27

Sản phẩm từ sắt thép

5.594.014
50.135.602
-11,03
+14,54

sản phẩm từ chất dẻo

3.481.195
40.374.655
-3,72
+40,08

Phân bón các loại

401.510
40.372.887
-53,97
*

Dây điện và dây cáp điện

4.798.334
32.073.400
-2,83
+61,92

Sắt thép các loại

6.427.054
31.342.499
+13,17
+25,80

Sản phẩm hoá chất

2.643.378
30.729.217
-25,11
-11,17

sản phẩm từ cao su

2.760.855
28.223.563
-36,00
+24,01

Hàng rau qủa

2.102.859
26.150.312
+5,60
+30,96
Nguyên phụ liệu dệt may da giày
2.191.381
24.129.929
-18,05
*

Bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc

2.887.839
22.409.041
+31,98
-0,69

Hạt tiêu

957.258
17.918.446
-69,86
+0,45

sản phẩm gốm, sứ

1.630.499
15.901.202
-13,35
+9,06

Giấy và các sản phẩm từ giấy

976.961
12.070.758
-9,69
+16,54

Hoá chất

1.163.619
11.372.231
+1,11
-24,30

Thuỷ tinh và sản phẩm từ thủy tinh

1.203.748
7.031.004
+14,59
-41,42

Sản phẩm mây, tre, cói thảm

674.405
6.959.264
-23,38
+24,41

Chất dẻo nguyên liệu

272.388
4.303.640
-22,10
+19,20

Đá qúi, kim loại quí và sản phẩm

318.153
4.040.705
+32,33
+10,27

Quặng và khoáng sản khác

300.000
3.281.059
-80,48
-64,44

Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản vào Hàn Quốc: Theo các chuyên gia, Hàn Quốc với nhu cầu tiêu thụ rất lớn đối với hàng nông sản thực phẩm đang là cơ hội cho DN Việt Nam.

Tốc độ nhập khẩu hàng hóa của Hàn Quốc, đặc biệt là rau quả tươi và hàng đông lạnh, đang tăng nhanh. Ông Ho Yeon LEE, đại diện Công ty CJ Cheiljedang (Hàn Quốc) cho biết: Người dân Hàn Quốc đang có xu hướng dùng nhiều những sản phẩm tiện lợi, sản phẩm đóng gói có thể mang về nhà, dễ dàng tự nấu ăn. Đặc biệt, xì dầu, cà phê, kim chi… là những món ăn và gia vị không thể thiếu trên bàn ăn của người dân Hàn Quốc.

Ông Nam Hyung KIM, đại diện Công ty Pulmuwon, DN chuyên nhập khẩu rau củ quả cho biết có 3 sản phẩm khá phù hợp đối với thị trường Hàn Quốc là củ cải, bắp cải và cà rốt. Cà rốt là mặt hàng đang được quan tâm đầu tiên.

Các đại diện DN Hàn Quốc như ông LEE và ông KIM đang thể hiện mong muốn hợp tác với các DN Việt Nam. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm là yếu tố đầu tiên để quan hệ thương mại có thể phát triển bền vững.

Ông Tạ Hoàng Linh, Phó cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) lưu ý, Hàn Quốc là đất nước bảo vệ người tiêu dùng và đặt ra tiêu chuẩn rất cao trong vấn đề kiểm dịch. Vì vậy, các mặt hàng nông sản thực phẩm của Việt Nam muốn xuất khẩu sang Hàn Quốc, đầu tiên phải tuân thủ các quy định liên quan đến kiểm dịch và các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, các vấn đề về bao gói sản phẩm.

Phía các nhà phân phối, ông Chang Hun LEE, đại diện Tập đoàn bán lẻ E-Mart cho biết: “Hàn Quốc thực hiện quy trình kiểm tra giao dịch hồ sơ với tiêu chuẩn rất ngặt nghèo. Quy trình làm văn bản, giấy tờ ở E-Mart nhanh phải mất 6 tháng, lâu là 1 năm, sau đó mới kiểm tra trên phòng thí nghiệm…”. Trong kiểm tra tài liệu, thành phẩm phải đạt quy định 100% sản phẩm, tổng số các thành phần cộng lại phải đạt 100%.

Ví dụ, nếu một sản phẩm đóng gói thì tất cả các thành phần phải được biểu thị riêng. Như mỳ tôm nhập khẩu có bao nhiêu phần trăm là miến, gia vị… Liên quan đến hồ sơ còn có chỉ số thành phần dinh dưỡng phải căn cứ trên văn bản quy định về chất béo, calo… Riêng đối với bao bì, sản phẩm xuất khẩu đến Hàn Quốc phải có hai lớp vỏ.

Đối tác cũng là một yếu tố được kiểm soát trong giao dịch thương mại liên quan đến nông sản, thực phẩm. Theo ông Ho Yeon LEE: “Chúng tôi đánh giá đối tác không căn cứ vào quy mô lớn hay nhỏ mà xem đối tác có kết hợp được với chúng tôi trong lộ trình đó hay không”. Quy trình đánh giá của CJ Cheiljedang thực hiện với đối tác theo từng tháng, từng năm với công cụ đánh giá riêng cho từng DN hoặc có tổ chức trung gian đánh giá hai bên, cả DN nhập khẩu và xuất khẩu.

Các DN Hàn Quốc cho rằng, hiện năng lực sản xuất cũng như tiêu chuẩn các nhà máy Việt Nam còn thấp. Họ mong muốn DN Việt Nam phải nâng cao tiêu chuẩn của nhà máy để đáp ứng được yêu cầu chất lượng mà Hàn Quốc đặt ra. Bên cạnh đó, vỏ bao bì của sản phẩm Việt Nam chưa truyền tải được thông điệp của sản phẩm cũng là một khuyến cáo từ phía đối tác Hàn Quốc.

Theo nhiều DN, các sản phẩm rau quả tươi khi nhập khẩu vào Hàn Quốc phải nghiên cứu kỹ hình thức, danh mục và bao gói sản phẩm mà thị trường Hàn Quốc muốn. Điều này có thể kêu gọi sự hỗ trợ từ chính đối tác.

Thủy Chung

Nguồn: Vinanet/Hải quan


Nguồn:Vinanet