menu search
Đóng menu
Đóng

Vải may mặc nhập khẩu vượt 4 tỉ USD

11:03 04/09/2013

Bảy tháng đầu năm 2013 kim ngạch nhập khẩu vải vượt 4 tỷ USD, tăng 18,97% so vối cùng kỳ năm 2012. Trong đó tháng 7/2013, kim ngạch nhập khẩu vải là 766,6 triệu USD, tăng 11,17% so với tháng 6/2013.
  
  

(VINANET) - Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, 7 tháng đầu năm 2013 kim ngạch nhập khẩu vải vượt 4 tỷ USD (4,7 tỷ USD), tăng 18,97% so vối cùng kỳ năm 2012. Trong đó tháng 7/2013, kim ngạch nhập khẩu vải là 766,6 triệu USD, tăng 11,17% so với tháng 6/2013.

Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hồng Kông, Thái Lan là những thị trường chính cung cấp vải may mặc cho Việt Nam chiếm 94,8% tổng kim ngạch. Trong đó Trung Quốc là thị trường chiếm tỷ trọng lớn 45,3%, kim ngạch 2,1 tỷ USD, tăng 26,45% so với cùng kỳ, tính riêng tháng 7/2013, nhập khẩu vải từ thị trường Trung quốc tiếp tục tăng so với tháng trước đó, tăng 17,23% tương đương 358,2 triệu USD.

Kế đến là thị trường Hàn Quốc với kim ngạch 167,1 triệu USD trong tháng 7, tăng 8,29% so với tháng 6, nâng kim ngạch nhập khẩu vải từ thị trường này 7 tháng đầu năm lên 979,5 triệu USD, tăng 21,56% so với cùng kỳ năm trước.

Đứng thứ ba là thị trường Đài Loan với kim ngạch đạt 697,8 triệu USD, tăng 12,81%.

Đối với thị trường Nhật Bản, tuy là thị trường đứng thứ 4 về kim ngạch nhập khẩu với 309,8 triệu USD, nhưng lại giảm so với 7 tháng năm 2012, giảm 3,24%.

Đáng chú ý, nhập khẩu vải từ thị trường Philippine tuy chỉ với 1,8 triệu USD, nhưng lại là thị trường có sự tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm trước, tăng 61,13%.

Thống kê thị trường nhập khẩu vải các loại  7 tháng năm 2013

ĐVT: USD
 
KNNK 7T/2013
KNNK 7T/2012
% so sánh
Tổng KN
4.707.833.845
3.957.057.975
18,97
Trung Quốc
2.134.623.863
1.688.138.138
26,45
Hàn Quốc
979.532.545
805.793.472
21,56
Đài Loan
697.835.451
618.596.504
12,81
Nhật Bản
309.881.196
320.265.901
-3,24
Hong Kong
226.764.436
195.162.033
16,19
Thái Lan
116.662.504
88.176.126
32,31
Malaixia
34.867.013
26.587.516
31,14
Italia
32.728.179
44.041.245
-25,69
An Độ
32.196.728
25.451.075
26,50

Indonesia

27.493.580
38.843.921
-29,22
Đức
20.300.976
19.515.500
4,02
Pakixtan
19.631.471
17.860.108
9,92
Hoa Kỳ
12.669.733
13.996.090
-9,48
Thổ Nhĩ Kỳ
10.946.576
8.306.650
31,78
Pháp
5.579.446
4.659.133
19,75
Xingapo
2.357.621
1.625.850
45,01
Bỉ
2.292.299
1.586.673
44,47
Philippine
1.866.163
1.158.142
61,13
Thụy Sỹ
1.690.175
2.976.557
-43,22
Đan Mạch
148.827
237.684
-37,38
(Nguồn số liệu: Thống kê sơ bộ TCHQ)

Theo nguồn Người Lao động (ngày 27/8/2013), quần áo vải sợi Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam nhưng chưa được quan tâm, kiểm soát về chất lượng và độ an toàn.

Mới đây, Tân Hoa Xã đưa tin nhà chức trách Thượng Hải (Trung Quốc) đã phát hiện chất amine thơm có thể gây ung thư trong một lô đồng phục học sinh của Công ty Âu Hà Thượng Hải (Shaghai Ouxia). Cơ quan chức năng đã đình chỉ hoạt động công ty này để điều tra và yêu cầu học sinh ở 21 trường tiểu học, trung học địa phương tạm ngưng mặc đồng phục do Công ty Âu Hà Thượng Hải cung cấp.

Thông tin này dấy lên lo ngại về chất lượng, độ an toàn của quần áo, vải sợi Trung Quốc vốn đang tràn ngập thị trường TP HCM.

Tại các chợ chuyên bán vải ở TP HCM như Tân Bình (quận Tân Bình), Soái Kình Lâm và thương xá Đồng Khánh (quận 5), lượng vải nhập khẩu lấn át hàng nội địa cả về số lượng lẫn mẫu mã. Tại chợ Tân Bình cho biết hầu hết các loại vải thun, voan, cotton đều là hàng nhập từ Hàn Quốc, Trung Quốc. Các loại vải để may rèm, màn cũng chủ yếu là hàng Trung Quốc, Đài Loan. Tại thương xá Đồng Khánh, các loại thun trơn, thun bông đều được giới thiệu là hàng nhập. Hỏi hàng Việt Nam, các chủ sạp giới thiệu vài loại giá khá rẻ với màu sắc đơn điệu, mỏng và dễ bị nhàu.

Với nguyên phụ liệu may mặc, hàng nhập khẩu cũng chiếm số lượng lớn. Có rất ít sản phẩm do Việt Nam sản xuất như chỉ, nút bấm, nút nhựa. Các loại nút vải, họa tiết trang trí bán với giá khá cao được giới thiệu nhập từ Đài Loan, Trung Quốc.

Theo nhiều công ty may, nguyên liệu may mặc (chủ yếu là vải) phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu không phải là chuyện mới mà đã tồn tại nhiều năm nay. Ngành may mặc trong nước phải nhập ít nhất 70% nguyên liệu từ nước ngoài, nhiều nhất là Trung Quốc.

Theo GS.TS Chu Phạm Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật TP HCM, có rất nhiều hóa chất được sử dụng trong quá trình sản xuất vải. Phải phân tích, xét nghiệm mẫu mới có thể đánh giá chính xác trong quần áo, vải sợi Trung Quốc có chứa chất độc hại gì, hàm lượng ra sao. Thông thường, nhà sản xuất sử dụng chất formaldehyde để diệt khuẩn, nấm mốc trên vải và trong quá trình dệt nhuộm thì dùng các chất tạo màu trong danh sách cấm, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Theo các tài liệu nghiên cứu, những chất này có khả năng làm hại da và là tác nhân gây ung thư.

Nguồn:Vinanet