Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu lớn và rất tiềm năng đối với ngành cà phê Việt Nam.
Từ năm 2009 đến nay, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt trên 85 triệu USD. Riêng năm 2011, kim ngạch này đã đạt 128,25 triệu USD, cao nhất trong vòng 3 năm qua, tăng 50,07% so với năm 2010. Hết 11 tháng năm 2012, kim ngạch đã vượt cả năm 2011, với 160,47 triệu USD, tăng 39,93% so với cùng kỳ 11 tháng năm 2011.
Với kim ngạch như hiện nay, cho thấy mặt hàng cà phê Việt Nam đã được người tiêu dùng Nhật sử dụng nhiều hơn, nhưng đây cũng là một thị trường yêu cầu cao đối với mặt hàng thực phẩm và đồ uống xuất khẩu. Vì vậy, để thành công tại thị trường này, doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu kỹ những quy định trong quá trình nhập khẩu, bao gồm: luật bảo vệ thực vật, luật an toàn vệ sinh thực phẩm và luật hải quan.
Cụ thể:
- Luật bảo vệ thực vật quy định rõ là hạt cà phê xanh sấy khô chưa qua xử lý nhiệt được coi là sản phẩm tươi và cân tuân thủ quy trình kiểm dịch thực vật. Khi đó, các thủ tục kiểm dịch được tiến hành tại sân bay và cảng biển dưới sự kiểm soát của cơ quan kiểm dịch địa phương. Cà phê xay và các sản phẩm chế biến được miễn tuân thủ quy định của Luật bảo vệ thực vật, chỉ cần tuân theo quy trình kiểm dịch an toàn vệ sinh thực phẩm theo Luật an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Luật an toàn vệ sinh thực phẩm: nhằm đánh giá các loại và thành phần của nguyên liệu sản phẩm, kiểm tra loại và thành phần các chất phụ gia, dư lượng thuốc trừ sâu, độc tố nấm ( mycotoxin) và nhiều chất khác. Đối với sản phẩm có những thành phầm bị cấm tại Nhật Bản hoặc là vượt quá mức độ cho phép, lượng độc tố nấm trên mức cho phép, sẽ bị cấm nhập khẩu vào thị trường này.
- Luật hải quan: sẽ chỉ rõ xuất xứ hàng hóa, thành phần sản phẩm
Nguồn:Thị trường