(VINANET) - Doanh số xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 3/2015 giảm 15% so với cùng tháng năm ngoái, trong khi nhập khẩu giảm mạnh nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009, một kết quả bất ngờ làm gia tăng lo ngại về tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.
Sự suy giảm xuất khẩu – tồi tệ nhất trong khoảng 1 năm – so với kỳ vọng tăng 12% và có thể gia tăng lo ngại về sự gia tăng đồng nhân dân tệ đã ảnh hưởng đến nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc ở nước ngoài, các nhà phân tích cho biết.
Kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc trong quý I/2015 đã giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 55.400 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 900 tỷ USD).
Kim ngạch xuất khẩu trong quý I đạt 31.500 tỷ Nhân dân tệ (NDT), tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước, trong khi nhập khẩu giảm 17,3% xuống còn 23.900 NDT. Trong 3 tháng đầu năm nay, thặng dư thương mại tăng gấp 6,1 lần lên 755,3 tỷ NDT.
Trong một dấu hiệu cho thấy rằng, nhu cầu nội địa cũng chậm chạp, nhập khẩu tại nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới giảm 12,7% trong tháng 2/2015 so với cùng tháng năm ngoái, Tổng cục hải quan nước này cho biết.
Điều đó cho thấy sự suy giảm mạnh nhất trong nhập khẩu kể từ tháng 5/2009, và so với mức giảm 11,7% trong một cuộc thăm dò dự báo của Reuters.
Hãng tin AFP (Pháp) công bố kết quả khảo sát 15 nhà kinh tế cho thấy tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc Quý I/2015 giảm xuống mức thấp trong giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính. Theo đó, GDP chỉ tăng 6,9%, so với mức 7,3% của ba tháng cuối năm 2014. Đây là kết quả tăng trưởng quý yếu kém nhất của nền kinh tế Trung Quốc kể từ ba tháng đầu năm 2009, khi GDP tăng 6,6% trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tác động mạnh đến các nền kinh tế.
Năm ngoái, Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng hàng năm thấp nhất kể từ năm 1990, với 7,4%, so với mức tăng trưởng 7,7% của năm 2013.
Ông Wang Yang, phó Thủ tướng Trung Quốc cho biết, chính quyền địa phương phải cung cấp “hỗ trợ chính sách ưu đãi” và khuyến khích hơn đầu tư tư nhân trong xuất khẩu.
Tăng trưởng trong lĩnh vực thương mại có thể ảnh hưởng đến việc làm, mà chính phủ muốn bảo vệ vì sợ thất nghiệp lan rộng, có thể dẫn đến bất ổn.
Cho đến nay, thị trường lao động của Trung Quốc vẫn vững, mặc dù dấu hiệu tăng trưởng kinh tế giảm xuống mức thấp nhất trong 1/4 thế kỷ, khoảng 7%.
Đối mặt với những khó khăn
Hoạt động thương mại của Trung Quốc tháng trước với mức thặng dư 3,1 tỉ USD, thấp hơn so với dự báo 4,5 tỉ USD.
Huang Songping, một phát ngôn viên tại cơ quan hải quan Trung Quốc thừa nhận những khó khăn mà các nhà xuất khẩu đối mặt từ đồng nhân dân tệ vững.
Chi phí từ lao động, tài chính và tỉ giá hối đoái “vẫn còn cao và lợi thế cạnh tranh của thương mại nước ngoài truyền thống đã bị suy yếu”, ông Huang cho biết.
Ông cho biết thêm, 56,2% trong số những nhà xuất khẩu theo khảo sát của chính phủ cho biết, chi phí của họ trong tháng 3 tăng.
So với euro chẳng hạn, đồng nhân dân tệ đạt mức cao kỷ lục 0,15274 euro hôm 16/3, tăng 14% so với đồng tiền chung trong năm nay.
Trung Quốc mở rộng mức tăng lĩnh vực thương mại thêm 3,4% trong năm 2014, bỏ lỡ mục tiêu tăng trưởng của chính phủ 7,5% đến hơn 1/2.
Nguồn:Internet